Các thành phần biệt lập – Luyện thi tuyển sinh

cac-thanh-phan-biet-lap-luyen-thi-tuyen-sinh-10

Các thành phần biệt lập

1. Thành phần tình thái.

Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Vị trí thường linh hoạt, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.

– Các từ thường thể hiện trong thành phần tình thái nhưng thể hiện sự tin cậy thấp của người nói đối với sự việc là các từ gồm: dường như, hình như, hầu như, có vẻ như,…

– Các từ tình thái thể hiện sự tin cậy cao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là, hẳn là,.…

+ chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,… (chỉ độ in cậy cao).

+ hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,…. (chỉ độ tin cậy thấp).

Ví dụ:

+ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều.

+ Ngồi trên ngọn đồi cao lồng lộng gió trời hẳn là sẽ thú vị hơn ngồi trong phòng kín của các ngài quyền quý.

+ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

2. Thành phần cảm thán.

Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói như vui, khóc, buồn, cười… Thành phần cảm thán thường đứng vị trí đầu trong câu.

Ví dụ:

+ Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác là một chặng đường dài.

+ Ôi, bác đến lúc nào mà không báo cho cháu biết?

+ Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

3. Thành phần gọi đáp.

Thành phần gọi – đáp dùng để dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần gọi – đáp không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vế.

– Từ ngữ gọi – đáp:  này, dạ, thưa, ơi…

Ví dụ:

+ Này, bảo bác ấy cứ trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chút nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho phải hồn.

+ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn mấy húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

+ Trâu ơi, ta bảo trâu này.

4. Thành phần phụ chú.

Thành phần phụ chú là thành phần được thêm vào câu nhằm bổ sung thông tin, giải thích, thuyết minh cho thành phần chính đứng trước nó.

– Thành phần phụ chú thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

Ví dụ:

+ Thằng Độ (con trai út nhà ông Lượng) mới ở đơn vị về.

+ Dây xích (bộ phận kết nối trục giữa và trục sau) được làm bằng thép cứng chống mài mòn.

+ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.