Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận so sánh

I. Các kiểu bài làm văn so sánh:

– So sánh hai đoạn thơ.
– So sánh hai đoạn văn.
– So sánh hai nhân vật.
– So sánh hai chi tiết.
– So sánh hai ý kiến.
– So sánh hai hình tượng.

II. Dàn bài gợi ý chung:

Có thể làm theo hai cách:

Cách làm 1: So sánh nối tiếp.

  • Mở bài:

– Dẫn dắt vào vấn đề. Giới thiệu khái quát về hai đối tượng so sánh (giới thiệu điểm chung nhất của 2 đối tượng)

  • Thân bài:

Giới thiệu:

+ Hai tác giả.
+ Hai tác phẩm: (sáng hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát nội dung…)
+ Cảm nhận về hai đối tượng: Làm rõ đối tượng thứ nhất về nội dung và nghệ thuật. Làm rõ đối tượng thứ hai về nội dung và nghệ thuật.

So sánh:

+ Nét tương đồng giữa hai nhân vật (điểm gặp gỡ giữa hai tác giả)
+ Nét khác biệt khác biệt giữa hai nhân vật (khác biệt về thời đại, điểm nhìn, tư tưởng, quan điểm của hai tác giả)
(Dựa trên các bình diện như chủ đề, nội dung, hình thức nghệ thuật…)

– Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện:
+ Bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại.
+ Phong cách nhà văn.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kỳ văn học…

  • Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. Nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Cách làm 2: So sánh song song.

  • Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

  • Thân bài:

Giới thiệu:
+ Hai tác giả.
+ Hai tác phẩm: (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát nội dung…)

Cảm nhận về hai đối tượng:
+ Điểm giống nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng).
+ Điểm khác nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng).

  • Kết bài: Khái quát những nét giố nhau và khác nhau tiêu biểu. Cảm nghĩ của bản thân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.