»» Nội dung bài viết:
Dàn bài: Suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
* Hướng dẫn làm bài:
1. Giải thích câu ngạn ngữ.
– “Học hành” là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
– “Rễ đắng” và “quả ngọt” là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
→ Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
2. Phân tích, chứng minh câu ngạn ngữ.
– Học hành luôn có những “chùm rễ đắng cay”:
- Tốn thời gian, công sức; tiền bạc.
- Bị khiển trách, quở mắng; thi hỏng…
- Quá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả.
– “Vị ngọt” của “quả tri thức”:
- Niềm vui, niềm tự hào của gia đình.
- Học tập tốt mở ra những khát vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp.
– Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học…)
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Nhận thức:
+ Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
+ Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
+ Những khó khăn, khổ cực trong học tập chỉ là tạm thời nhưng nỗi đau khổ vì không học tập là mãi mãi.
– Hành động:
+ Kiên trì học tập mỗi ngày và suốt cuộc đời.
+ Không bao giờ dừng bước hay bỏ cuộc trong con đường học tập.
Nghị luận “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào” (Ngạn ngữ Hy Lạp)