Dàn bài phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

dan-bai-phan-tich-truyen-ngan-vo-nhat-cua-kim-lan

Dàn bài phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

  • Mở bài:

Kim Lân là một trong số ít những nhà văn viết ít mà thành công lớn. Ông có sở trường viết hay về truyện ngắn, viết hay về đề tài nông dân, nông thôn cùng khả năng phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, tác phẩm phơi bày tình cảnh điêu đứng, khốn cùng của người lao động trước cách mạng và khao khát hướng đến sự sống, vẻ đẹp tình người.

  • Thân bài:

1. Tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân.

– Tình huống truyện thể hiện ở ngay nhan đề tác phẩm Vợ nhặt.

“Nhặt” vợ như nhặt một đồ vật.

– Bản thân Tràng vừa xấu, nghèo, dở hơi → nguy cơ ế vợ.

– Diễn ra trong hoàn cảnh đói kém (người chết như ngả rạ, bóng người xanh xám như những bóng ma…) → con người không quan tâm đến điều gì ngoài miếng ăn và vấn đề sinh tử.

– Người vợ nhặt theo không cũng vì miếng ăn.

→ Tràng dẫn vợ về là sự kiện bất ngờ với bản thân anh, bà cụ Tứ và cả xóm ngụ cư. Đó là hoàn cảnh khốn cùng của nạn đói và vẻ đẹp nhân văn của tình người đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Nhà văn vừa cảm thông, đau xót trân trọng khát vọng hạnh phúc chính đáng nhân bản của con người. Tình huống truyện dẫn dắt người đọc phơi mở thế giới tâm hồn các nhân vật.

2. Nhân vật Tràng.

a. Thân phận của tràng:

– Ngoại hình xấu xí, thô kệch. Tính cách ngờ nghệch. Anh làm nghề kéo xe thóc lên tỉnh.

– Hoàn cảnh sống: dân ngụ cư (bị khinh bỉ), nghèo khó, sống trong nạn đói kinh khủng nhất.

– Tràng nhặt được vợ chỉ bằng mấy câu nói đùa và 4 bát bánh đúc.

b. Tâm trạng của Tràng khi có vợ:

– Lúc đầu, anh “chặc kệ”: tự nhiên, đơn giản và liều lĩnh

– Khi dẫn vợ về nhà: cử chỉ, dáng vẻ (chú ý hình ảnh nụ cười 20 lần trong tác phẩm)

– Khi giới thiệu với mẹ (hs phân tích dẫn chứng về cách giới thiệu,thái độ của Tràng trước bà cụ Tứ về người vợ nhặt)

Niềm vui, niềm hạnh phúc đặc biệt đầy hãnh diện của Tràng. Sự trân trọng người bạn đời dù cho đó là người vợ theo không vì đói. Một cách cư xử đầy tình người.

c. Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau.

+ Nhận thấy xung quanh thay đổi.

+ Thương yêu gắn bó và có trách nhiệm với gia đình.

– Tràng và bà cụ Tứ cùng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cuối tác phẩm thể hiện cái nhìn biện chứng về số phận người lao động của các nhà văn sau cách mạng.

→ Hạnh phúc lứa đôi là động lực, sức mạnh để vượt lên cái đói cái nghèo. Khơi dậy trong anh phẩm chất trong phẩm chất tốt đẹp nhất, giúp anh trưởng thành. Nhà văn khẳng định cuộc sống tăm tối không thể tiêu diệt niềm khát khao hạnh phúc đời thường,con người vẫn vượt lên bằng ý chí nghị lực phi thường. Đó là giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

3. Nhân vật người vợ “nhặt”.

a. Về cảnh ngộ:

– Trước hết, về cảnh ngộ, xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt chỉ là một con số không tròn trĩnh : không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp…

– Ngoại hình không mấy dễ nhìn: đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa.

b. Về tính cách:

– Trước khi trở thành vợ Tràng: thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh:

+ Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.

+ Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn.

+ Khi được Tràng mời ăn bánh đúc: thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc.

+ Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…

→ Có thể nói, tất cả những biểu hiện trên của thị suy cho cùng cũng là vì đói.Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.

– Khi trở thành vợ Tràng: thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang .

+ Điều đó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng.

+ Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình – hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo.

+ Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, chị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính chị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.

→ Tóm lại, người phụ nữ không tên tuổi, không gia đình, không tên gọi, không người thân ấy đã thật sự đổi đời bằng chính tấm lòng giàu tình nhân ái của Tràng và mẹ Tràng.

4. Nhân vật bà cụ Tứ.

– Ngoại hình được miêu tả bằng một vài nét chấm phá: dáng vẻ, đôi mắt… → Bà lão nghèo nàn, lam lũ, khắc khổ in đậm trong ngoại hình này.

a. Tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn vợ về nhà:

– Lúc đầu ngạc nhiên (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).

– Sau đó bà buồn tủi “Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con….. còn mình thì…”

– Thương xót, xưng hô với nàng dâu “u cũng mừng”

– Lo lắng trước tình cảnh đói khát cho tương lai của các con

– Động viên an ủi con trai và con dâu, tăng thêm nghị lực sống cho con với một niềm tin mãnh liệt hướng vào tương lai

– Hành động lúi húi dãy những bụi cỏ xăm xăm thu dọn lại ngôi nhà cho sạch sẽ, nét mặt luôn tươi cười rạng rỡ.

b. Tâm trạng của bà cụ Tú trong bữa cơm đón nàng dâu:

– Mâm cơm đạm bạc nghèo khổ: mẹt rách, rau chuối thái rối, đĩa muối. Hiện thực bi đát cùng quẫn mà người nông dân phải đối diện

– Cụ Tứ gọi cháo cám là chè khoán, khen ngon đáo để à lạc quan vượt qua cái nghèo mà họ đang phải đối mặt.

– Bà cụ Tứ hiện thân cho vẻ đẹp của những bà mẹ Việt Nam truyền thống, tinh tế nhân hậu, giàu tình người.

– Ý chí niềm tin mãnh liệt của người nông dân giúp họ vượt qua sự khốn cùng của hoàn cảnh, hướng đến sự sống ánh sáng tươi mới hơn trong cuộc đời.

5. Giá trị của truyện ngắn Vợ nhặt.

a. Giá trị hiện thực:

– Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945 :

+ Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi nơi.

+ Dòng thác người đói vật vờ như những bóng ma.

+ Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào.

+ Âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.

+ Xóm ngụ cư, với những khuôn mặt hốc hác, u tối.

+ Cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát.

+ Cái đói hiện hình trên khuôn mặt của chị vợ nhặt.

+ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.

– Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói năm 1945.

– Tuy nhiễn, còn có một hiện thực được phán ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.

b. Giá trị nhân đạo:

+ Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ.

+ Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

+ Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo.

+ Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng.

c. Giá trị nghệ thuật:

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

– Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.

– Tạo không khí và dựng thoại rất hấp dẫn, ấn tượng.

– Nhân vật được khắc hoạ sinh động đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.

– Ngôn ngữ : Bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ.

  • Kết bài:

– Qua truyện “Vợ nhặt”, Kim Lân muốn khẳng định: trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngay cả khi cái chết liền kề, những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn yêu thương, đùm bọc lấy nhau, vẫn khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.