Dàn bài: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều

dan-bai-phan-tich-ve-dep-nhan-vat-thuy-kieu

Dàn bài: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều.

I. Mở bài:

Truyện Kiều là kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du và của nền văn họ Việt Nam. Thong qua việc khắc họa cuộc đời và số phận nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ bày tỏ sự trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói Nguyễn Du đã rất ưu ái dùng những ngôn ngữ đẹp nhất, cao quý nhất khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều từ ngoại hình, tài năng, cho đến tâm hồn. Tất cả long lanh như những viên ngọc ngời sáng đến muôn đời.

II. Thân bài:

Thúy Kiều là người phụ nữ có đẹp người, đẹp nết và phẩm chất tốt đẹp đáng được trân quý. Nhưng đáng thương thay, nàng phải gánh lấy số phạn đầy bi thương. Với tấm lòng nhân đạo của mình, thi hào Nguyễn Du đã ca ngợi những phẩm chất ao quý của nàng, đồng thời lên tiếng phê phán, đả kích, tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, tàn bo, đã đẩy nàng vào bước đường cùng không lối thoát.

Thúy Kiều là hiện thân của cái đẹp cho người phụ nữ Việt Nam. Nàng đẹp toàn vẹn từ dung nhan cho tới đức hạnh.

a) Thúy Kiều là người con gái có dung nhan đẹp đến hoàn hảo, là một tuyệt thế giai nhân, xưa nay hiếm gặp:

– Thúy Kiều: Kiều đẹp “sắc sảo, mặn mà”.

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành”

b) Thúy Kiều là người có tài năng hơn người, phẩm chất cao quý:

+ Nàng không những là người đa tài mà tài năng nào cũng đạt đến mức hiếm có: Trong “tứ đức”, “công” là tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ tài giỏi khi họ có đủ các món nghề: “cầm, kỳ, thi, họa”. Và Thúy Kiều có đủ các món ấy: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Đặc biệt, nàng còn đàn rất giỏi: “Cung thương làu bậc ngũ âm/Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”

+ Không chỉ vậy, nàng còn là người phụ nữ có tâm hồn đa sầu, đa cảm – nét đẹp tâm hồn: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

+ Thúy Kiều là người hội tụ đầy đủ các phẩm chát đọa đức cao quý của người phụ nữ xưa: Chung thủy, sắt son; hiếu thảo với cha mẹ. Chung thủy, sắt son: nàng nhớ về Kim Trọng trước cũng là điều hợp lý, hợp tình. Kiều bán thân chuộc cha để làm tròn chữ “hiếu” mà để chữ “tình” dang dở, khiến nàng mãi đau đáu, cảm thấy mình có lỗi và lo lắng cho Kim Trọng cũng là điều dễ hiểu:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.”

+ Giữa thực tại đau buồn, nàng nhớ về những ngày tháng tươi đẹp cùng Kim Trọng, nhớ đến đêm uống rượu thề cùng chàng dưới trăng, hẹn ước trăm năm. Nhưng số phận trớ trêu, lúc nàng bán than cũng là lúc Kim Trọng đang chịu tang chú nơi xa, không hề hay biết. Ở lầu Ngưng Bích, nàng hình dung ra bóng hình Kim Trọng vọng ngóng nàng từng ngày uổng công, mà đau xót.

“Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

+ “Tấm son” là tấm lòng thủy chung, son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng. Dù than phận lưu đày nơi chốn trần tục bi ai, tha phương chốn lạ nhưng nỗi lòng nàng luôn đau đáu hướng về tình đầu với tấm lòng chung thủy sắt son nguyên vẹn. “Gột rửa bao giờ cho phai” như là một lời khẳng định chất chứa bao tình cảm mặn mà, son sắt.

Lời độc thoại nội tâm của Kiều hay Nguyễn Du? Dù là của ai thì Nguyễn Du cũng đã rất thành công khi lắp được phần hồn vào nhân vật bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sâu sắc của mình.

+ Thúy Kiều là người con hiếu thảo. Khi lưu lạc vào chốn nhân gian, nàng ngày đêm lo nghĩ cho cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

+ Tâm trạng Kiều khi tưởng tượng ra cảnh cha mẹ mình khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa của chờ đợi, mong ngóng mình cũng giống như cảm giác ấy – xót xa vô hạn. Cha mẹ ngày càng già yếu còn thời tiết thì cứ thay đổi khiến nàng lo lắng, không biết có ai “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ hay không?

+  Với thành ngữ “cách mấy nắng mưa”, “quạt nồng ấp lạnh” và điển tích, điển cố “quạt nồng ấp lạnh”, “Sân Lai”, “gốc tử” để diễn tả tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ. Từ “có khi” như diễn tả nỗi lo lắng khi cha mẹ đã ngã bóng chiều, đồng thời cũng thể hiện tâm trạng day dứt, tự trách của một người con vì đã không thể bên cạnh chăm sóc cho cha mẹ lúc ốm đau, già yếu.

Sự chọn lọc ngôn ngữ tinh tế, các thành ngữ, điển tích, điển cố hàm súc, giàu ý nghĩa cũng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, Nguyễn Du đã viết nên những vần thơ giàu sức biểu cảm, ý nghĩa gợi lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với nỗi đau thân phận của nhân.

Nhận xét:

– Với bút pháp ước lệ, tượng trưng, thành ngữ, từ ngữ giàu sức gợi hình và biểu cảm, thi hào Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét nhân vật Thúy Kiều, đồng thời khẳng định nàng là người phụ nữ có đầy đủ các phẩm chất mà xã hội phong kiến cần có, thậm chí là vượt trội, vượt lên trên mọi giới hạn, là bậc kì tài, tuyệt sắc, chưa từng có ở trên đời.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vẻ đẹp vẹn toàn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật.

– Nét đẹp của Thúy Kiều là nét đẹp vĩnh hằng cùng với thời gian qua bao thế hệ độc giả.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.