Dàn bài: suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần tương thân, tương ái

dan-bai-suy-nghi-ve-y-nghia-cua-tinh-than-tuong-than-tuong-ai

Suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần tương thân, tương ái.

  • Mở bài:

 – Giới thiệu vấn đề: Nhà văn M.Gô-rơ-ski từng nói:  “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Sống biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Đây vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

  • Thân bài: 

Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?

– Tương thân, tương ái là sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (nhất là trong hoàn cảnh khó khăn) giữa con người với con người.

Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái?

– Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương con người.

– Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

– Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.

– Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.

– Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta.

Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?

– Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp:

+ Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,..

+ Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,…

+  Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,…

– Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

Phê phán, mở rộng.

– Chia sẻ, giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn từ lâu dã trở thành phong trào vô cùng lớn mạnh trong đời sống nhân dân. Hằng năm, có biết bao cuộc quyên góp, biết bao đoàn thiện nguyện đã đi đến những vùng quê hẻo lánh, những bản làng nới vùng xao để giúp đỡ, chia sẻ, động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Những kiều bào ở nước ngoài cũng đóng góp một phần không nhỏ cho các hoạt động cứu trợ, giúp đỡ. Những hành động đó thật cao đẹp và đáng khen ngợi.

– Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức và hành động.

– Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái.

– Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

  • Kết bài:

– Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.

Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng yêu thương con người

2 bình luận

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau từ bao đời nay. Hãy viết bài nghị luận làm rõ tình thần ấy - Theki.vn
  2. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách". - Theki.vn
  3. Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Theki.vn
  4. Nghị luận về lòng nhân ái - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.