Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

suy-nghi-ve-cau-tuc-ngu-mot-con-ngua-dau-ca-tau-bo-co

Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

  • Mở bài:

– Dẫn từ chủ đề: Tương thân tương ái, đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn vốn là lối sống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

– Dẫn vào câu tục ngữ: Nhắc nhở về lối sống nghĩa tình này, tục ngữ có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.

Nhận xét khái quát về ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một lời khuyên sâu sắc, là một bài học đúng đắn và hết sức ý nghĩa đối với mỗi chúng ta.

  • Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ.

– Về nghĩa đen: “một con ngựa” là số ít, chỉ có một con. “Cả tàu” là số nhiều, chỉ nhiều con ngựa, cả chuồng ngựa.

– Về nghĩa bóng: “một con ngựa” chỉ cá nhân một người. “Cả tàu” chỉ nhiều người, tập thể, cộng đồng, dân tộc

→ Ý nghĩa, thông điệp: Mượn hình ảnh con ngựa, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống khi một người nào đó gặp khó khăn, hoạn nạn thì cả tập thể sẽ chung ta góp sức giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh của mình. Sống biết quan tâm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đây là một lối sống nghĩa tình, một đạo lý sâu sắc, giàu tính nhân văn của dân tộc ta.

2. Bàn luận về ý nghĩa, thông điệp câu tục ngữ.

Tại sao chúng ta cần có tinh thần tương thân, tương ái?

– Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

– Thể hiện lòng nhân ái, thể hiện nhân cách tốt đẹp của mỗi con người.

– Gắn kết con người lại với nhau, tạo nên sức mạnh cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.

– Làm cho cuộc sống giàu tình người hơn, nhân văn hơn.

* Dẫn chứng về tinh thần tương thân, tương ái trong đời sống.

Tinh thần đoàn kết quyết chiến quyết thắng chống kẻ thù xâm lược.

– Tinh thần quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ người nghèo khó, người cơ nhỡ, tàn tật,….

– Giúp đỡ các dân tộc còn nghèo khó, lạc hậu trên thế giới.

Cần làm gì để phát huy tinh thần tương thân, tương ái?

– Trong học tập: cần chăm chỉ, siêng năng học tập. Giúp đỡ bạn bè trong khó khăn, hoạn nạn.

– Trong cuộc sống: cần sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Biết sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người.

– Đối với cộng đồng: Biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó không ngừng được lan tỏa tốt hơn.

3. Bàn luận mở rộng.

– Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống vô tâm, vô cảm trước nỗi khổ đau và nghịch cảnh của người khác. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, luôn so đo, tính toán thiệt hơn, hay thù ghét người khác. Những con người như thế thật đáng chê trách.

– Yêu thương, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn nhưng không để người khác lợi dụng lòng tốt của mình.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Nhận thức: Sống biết yêu thương người khác là nguồn sức mạnh làm nên một xã hội yên bình, thịnh vượng và giàu lòng nhân ái.

– Hành động: Luôn trân trọng, giúp đỡ người khác. Sống có tình, có nghĩa, đề cao lợi ích chung của tập thể, cộng đồng.

  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ: Đây là một lời khuyên đúng đắn, sâu sắc, giàu tính nhân văn.

Liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta hãy luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh mình để hoàn thiện bản thân và giúp cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Dàn bài: suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần tương thân, tương ái

2 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.