Nhận định về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn, hãy làm sáng tỏ.

do-la-mot-ky-quan-nghe-thuat-be-nho-nhung-co-suc-chan-dong-phi-thuong

Nhận định về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn, hãy làm sáng tỏ.


Bài tham khảo:

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, truyện ngắn luôn đúng với tên gọi của nó: ngắn, cô đọng, súc tích nhưng đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa khái quát về hiện thực, nhân vật được miêu tả ở những khía cạnh nổi bật nhất. “Mẹ điên” của Vương Hằng Tích là một truyện ngắn như thế. Đó là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động dù chỉ có hơn ba ngàn chữ.

Cốt truyện của “Mẹ điên” khá đơn giản xoay quanh cuộc đời người phụ nữ bị điên. Nhưng chính vì yêu cầu của thể loại này cho nên ở đây truyện chỉ miêu tả một khía cạnh, một lát cắt đời sống nhân vật- đó là lúc cô gái điên gặp một gia đình mà sau này gia đình ấy là nhà chồng của mình. Không gian ở đây cũng rất hạn chế trong một gia đình nhỏ, nghèo đói tại một ngôi làng không hề được tác giả nhắc tên. Nhân vật trong “Mẹ điên” cũng tương đối ít, chỉ quẩn quanh người mẹ không bình thường, Thụ, bố Thụ, bà nội,…

Khác với thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn thường chỉ chứa đựng một vài biến cố, sự kiện, xung đột cũng không nhiều, Trong truyện ngắn của Vương Hằng Tích, sự kiện, biến cố chỉ bắt đầu từ việc cô gái điên đển ngôi làng ấy. Sau đó là tình tiết cô được người ta đưa về để làm một nhiệm vụ duy nhất là sinh ngươì “chống gậy”. Truyện khép lại bằng tình tiết, biến cố cuối cùng khi mẹ điên ngã xuống vực chết ì mấy trái đào.

Tác phẩm này tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng “” sức chấn động phi thường”. Tác giả không để nhân vật nói nhiều nhưng chỉ qua vài chi tiết đã bộc lộ rõ tính cách của mình. Người mẹ điên không có cơ hội để có tiếng nói nhưng mỗi lần nhân vật ấy cất tiếng là một lần ta cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng. Sau khi sinh Thụ, mẹ cất tiếng nói đầu tiên:’’ Đưa, đưa tôi”. Khao khát được ôm vào lòng đứa trẻ mình mang nặng đẻ đau để truyền cho nó hơi ấm là biểu tượng thiêng liêng của mình mẫu tử.

Dù bị điên nhưng người mẹ ấy vẫn ý thức sâu sắc về thiên chức của mình sau khi sinh ra đứa trẻ. Khi Thụ bị bà nội đánh, người mẹ ấy đã ra sức can ngăn: “ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: “ đánh tôi, đánh tôi!”. Người phụ nữ ấy tưởng chường điên nhưng thực chất “rất người”. Chị muốn bảo vệ con, yêu thương con dẫu cho gia đình chồng không cho phép. Tình mẫu tử đã khiến người mẹ điên trở nên rất bình thường đẻ rồi có những hành động không có khả năng xảy ra ở những người điên khác. Chỉ bằng vài chi tiết ấy thôi nhưng ta có thể thông thấu tư tưởng nhân văn và tính triết lí của tác phẩm: Dù mẹ có điên thì mẹ vẫn có quyền yêu thương, chăm sóc đứa con mình sinh ra.

Qua đây ta như thấm thía bài học về tình mẫu tử và cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện ngắn nhưng dung lượng mà nó chứa trong mình là rất lớn, khiến người đọc sau khi đọc xong có thể nhìn thấy nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh của một vấn đề cũng như rút ra được bài học cho riêng mình. Đó mới chính là thành công và truyện ngắn “Mẹ điên” đã làm được điều đó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.