Đọc hiểu kiến thức truyện ngắn Làng của Kim Lân

doc-hieu-kien-thuc-truyen-ngan-lang-cua-kim-lan

Đọc hiểu kiến thức truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

Đề bài 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn với giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…”

(Trích “Làng” – Kim Lân)

Câu 1. Đoạn văn diễn tả tâm tạng nhân vật ông Hai trong hoàn cảnh nào ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên ?
Câu 3. Em hiểu gì về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên ?
Câu 4. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10-15 dòng nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.

* Hướng dãn trả lời:

Câu 1. Đoạn văn diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nhe tin đồn nhảm làng Chợ Dầu theo Tây đi Việt gian.

Câu 1. Tác dụng của hình thức độc thoại nội tâm:  Làm nổi bật tâm trạng đớn đau, day dứt của nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.

Câu 1. Tâm trạng đau đớn, day dứt, tủi thẹn của ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây cho ta thấy ông Hai là người yêu làng, yêu nước nồng nàn, sâu sắc của ông Hai.

Câu 1. Đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau:

+ Giải thích được về tình yêu quê hương: Là tình cảm gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.

+ Khẳng định đây là tình cảm thiêng liêng cao quý vì quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với ký ức tuổi thơ.

+ Các biểu hiện của tình yêu quê hương: Nỗi nhớ thường trực trong mỗi lần xa quê, yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra, yêu con người thuộc về mảnh đất đó, có những hành động thiết thực để xây dựng quê hương…

+ Phê phán những người quên đi nguồn cội, quên đi quê hương.

+ Bài học nhận thức và hành động: Học tập tốt để trở thành người công dân có ích xây dựng quê hương…

* HS trình bày những suy nghĩ của bản thân về lòng dũng cảm của tuổi trẻ Việt nam hiện nay. Chấp nhận những suy nghĩ, kiến giải riêng của các em miễn là thuyết phục.

* Yêu cầu về hình thức: đúng thể loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, đủ số dòng theo yêu cầu.


Đề bài 1:

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào hà, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào hào đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi ! Ông lão nhớ nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

(“Làng” – Kim Lân)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
Câu 2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích ? trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỷ niệm nào của ông về làng kháng chiến?
Câu 3. Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình cảm đối với quê hương.

* Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2.

– Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua việc lặp lại các từ: “nghĩ”, “muốn”, “nhớ”.

– Những kỷ niệm trong trong dòng cảm xúc của nhân vật .

+ Kỷ niệm gắn với những con người ở làng, những anh em cùng nhau làm việc, cùng đào đường đắp ụ, xẻ hào , khuân đá… phục vụ kháng chiến.

+ Kỷ niệm về những hoạt động, về niềm vui say trong thời kỳ kháng chiến.

+ Kỷ niệm gắn liền với những địa danh cụ thể ở làng kháng chiến: cái chòi gác đang dựng, những đường hầm bí mật

Câu 3: HS có thể nêu các ý sau:

– Giải thích:

+ Có thể giải thích theo cách hiểu của học sinh về quê hương

+ Biểu hiện về tình cảm, tình yêu của con người với quê hương (khi ở quê , xa quê…)

– Vì sao con người cần phải có tình cảm với quê hương .

+ Đó là nơi ta sinh ra, lớn lên và gắn bó với biết bao kỷ niệm trong cuộc đời .

+ Đó là nơi ta trở về sau nhiều năm ngược xuôi.

– Bàn luận và mở rộng:

+ Nhận thức tình cảm của mỗi người với quê hương

+ Thái độ: Ca ngợi những người có tình cảm, gắn bó sâu nặng với quê hương và phê phán với những người chưa có tình cảm gắn bó với quê hương.

+ Bài học, liên hệ với bản thân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.