Đọc hiểu văn bản: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

doc-hieu-van-ban-hai-chu-nuoc-nha-tran-tuan-khai

Đọc hiểu văn bản:

Hai chữ nước nhà
(Trần Tuấn Khải)

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả:

– Nguyễn Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam,  quê  làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định

– Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước. Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.

– Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát…

2. Tác phẩm:

– Hoàn cảnh sáng tác: “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải.

– Bố cục

+ Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li

+ Phần 2 (20 câu tiếp): Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi

+ Phần 3 (8 câu cuối): Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con

– Nội dung: Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con:

– Từ ngữ hình ảnh ước lệ: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu ⇒ Gợi cuộc chia tay diễn ra ở biên giới- nơi tận cùng của Tổ quốc.

→ Hoàn cảnh đau đớn, éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở về- nước mất nhà tan, cha con li biệt.

– Hình ảnh: “hạt máu nóng”, “hồn nước”,” tầm tã châu rơi”: Tận cùng đau đớn, tận cùng xót xa.

– Khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nước đền nợ nhà.

⇒ Lời khuyên có ý nghĩa như lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết khiến người đọc khắc cốt ghi xương.

2. Tình đất nước và nỗi lòng người ra đi:

– Hình ảnh ước lệ tượng trưng: bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con : Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm

– Hình ảnh ước lệ tượng trưng; giọng lâm li, thống thiết: xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm, khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau.

→ Nỗi đau vò xé trong lòng. Nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trỏ thành nôi đau non nước, kinh động đất trời.

⇒ Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.

3. Lời trao gửi sau cùng của người cha cho con:

– Hình ảnh người cha : “Thân tàn”, “tuổi già sức yếu”, “sa cơ”, “đành bó tay” ⇒ Khích lệ ý chí gánh vác giang sơn sau này của con.

– Nhấn mạnh nhiệm vụ gánh vác non sông đất nước là nhiệm vụ trọng đại, khó khăn, thiêng liêng vô cùng.

– Hoàn toàn tin tưởng và tin cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước ⇒ Tinh thần, ý chí, lòng yêu nước,

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc

2. Nghệ thuật:

– Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm, lay động mạnh mẽ vì gợi đúng thực trạng đất nước buổi lâm nguy. Nhấn mạnh tâm trạng bi tráng của nhân vật lịch sử, khích lệ tinh thần yêu nước.


Trả lời câu hỏi SGK:

Trả lời câu 1 (trang 162 sgk): Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn này? Thể thơ truyền thống song thất lục bát, đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?

Trả lời:

Giọng điệu: Đúng như lời chú của tác giả, ở đây, ông mượn lời của Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyền Trãi để kí thác lòng yêu nước của mình. Nói đúng hơn đây là trối trăn của cha với con trước phút chia xa vĩnh viễn giữa cảnh quốc phá gia vong. Từng lời nói trĩu nặng ân tình mà cũng chứa chan bao nỗi đau đớn, xót xa. Do đó giọng điệu của đoạn thơ thật thống thiết lâm li với bao lời cảm thán.

– Thể thơ:

+ Thể thơ song thất lục bát diễn đạt thích hợp cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.

+ Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn

+ Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết

Trả lời câu 2 (trang 162 sgk ): Đoạn thơ có thể chia làm ba phần, em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Trả lời:

Đoạn thơ có chia làm 3 phần

– 8 câu thơ đầu: Cảnh tượng buồn thảm của đất nước khi giặc xâm lược

– 20 câu thơ tiếp: Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc than của tác giả.

– 8 câu cuối: Đặt trọng trách cứu nước lên vai đứa con.

Câu 3 (trang 162 sgk): Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

– Bối cảnh không gian.

– Hoàn cảnh éo le và tâm trạng ấy, lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Không gian: Cuộc chia li diễn ra chốn ải Bắc đìu hiu buồn bã với mây sầu gió thẳm, hổ thét, chim kêu… Ải Bắc (ải Nam quan) nơi rào giậu của đất nước. Đây cũng chính là nơi Nguyễn Phi Khanh chia tay mãi mãi với Tổ quốc, quê hương – Tâm trạng ủ ê, buồn thảm bao phủ lên cảnh vật làm não lòng người. Bởi vậy, tuy tác giả sử dụng các từ ngừ ước lệ nhưng vẫn tạo được một không khí phẫn uất đau thương cho cả bài thơ. Không khí ấy không chỉ là không khí thời Nguyễn Phi Khanh chia tay Nguyễn Trãi mà cũng chính là không khí của xã hội nước ta đầu thế kỉ XX.

Tiếp đó là hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: Bốn câu thơ tiếp theo có máu và nước mắt:

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông còn tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên.

Người cha bị giặc Minh bắt, áp giải sang Tàu một đi không trở lại. Đứa con trai muốn đi theo cha cho tròn đạo hiếu. Nhưng người cha đã nén lòng mình, khuyên con mau trở lại đáp đền thù nhà nợ nước. Cả hai cha con, phút này đều đau đớn tột cùng, xót xa khôn kể: nước mất nhà tan, cha con rồi đây đôi ngả…

Trong tình cảnh này, máu và nước mắt chan hòa trong từng dòng thơ là sự chân thực tận thâm tâm.

Lời khuyên của người cha trong bối cảnh và tâm trạng như đã nói trên quý giá, thiêng liêng và xúc động như một lời tràn trối. Người nghe vì thế nhất định phải nhập tâm ghi nhớ chẳng thể nào quên.

Câu 4 (trang 162 sgk): Phân tích đoạn thơ thứ hai:

– Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?

– Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ.

Trả lời:

Tâm sự yêu nước thể hiện qua những vần thơ thấm đẫm huyết lệ tạo sức lay động mạnh mẽ.

– Bốn câu thơ đầu phần 2

+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.

+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc

+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp lớn

– Tám câu thơ tiếp phần 2

+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng

+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”

+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt

+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù

– Bốn câu thơ cuối đoạn 2:

+ Trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót cảnh nòi giống lầm than

+ Nỗi uất hận trước tội ác của kẻ thù

– Sức gợi cảm nằm ở:

+ Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can.

+ Tâm trạng uất hận,đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc

+ Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.

Câu 5 (trang 163 sgk ): Phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Nỗi bất lực của người cha : tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn

– Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao

⟹ Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.