Đọc hiểu văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du

doc-hieu-van-ban-truyen-kieu-cua-nguyen-du

Đọc hiểu văn bản:

Truyện Kiều của Nguyễn Du

I. Tác giả Nguyễn Du

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm:

+ Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

II. Tác phẩm Truyện Kiều

1. Hoàn cảnh sáng tác:

– Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 – 1809).

– Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc.

– Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

– Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát.

2. Bố cục:

Gồm 3 phần:

+ Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước

+ Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

+ Phần thứ ba: Đoàn tụ

3. Giá trị nội dung:

– Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.

– Truyện Kiều là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.

4. Giá trị nghệ thuật

– Truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát.

– Voeis Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc.

– Nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.


* Trả lời câu hỏi SGK:

Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

Trả lời:

+ Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”. Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.

+ Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha đỗ tiến sĩ, từng làm Tể tướng, ông từng làm Thượng thư và là người say mê nghệ thuật. Nhưng cuộc sống “êm đềm” với Nguyễn Du không được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh gia đình cũng đã tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.

+ Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trước những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông đã từng đi sứ Trung Quốc, từng qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hóa rực rờ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sông,…, tất cả những điều đó có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.

Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần cơ bản của tác phẩm

Trả lời:

* Gặp gỡ và đính ước :

Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau.

* Gia biến và lưu lạc:

Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên đẩy vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.

* Đoàn tụ:

Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều, nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.

Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.