Dựa vào ý thơ trong bài “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 – tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề: “Tình yêu Tổ quốc”

dua-vao-y-tho-trong-bai-tinh-song-nui-cua-tran-mai-ninh-va-cac-bai-tho-hien-dai-da-duoc-hoc-o-chuong-trinh-ngu-van-lop-9-tap-1-em-hay-viet-mot-bai-van-voi-nhan-de-tinh-yeu-to-quoc

Tình yêu Tổ quốc trong bài “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh và các bài thơ hiện đại

Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết:

“Có mối tình nào hơn thế nữa
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?”

Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 – tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề: “Tình yêu Tổ quốc”.


  • Mở bài:

Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Trần Mai Ninh trong bài thơ “Tình sông núi” có viết:

“Có mối tình nào hơn thế nữa
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?” 

Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp quê hương, đất nước với sức lao động, chiến đấu của mỗi người đã được nhà thơ gọi đó là một mối tình – tình núi sông, tình yêu Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc thiêng liêng và cao đẹp ấy êm đềm chảy qua nền thơ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, làm nên nét hào hùng của cả nột thời đại.  Có thể thấy rõ, các bài thơ hiện đại ở chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1 tập trung thể hienj rõ nét cảm hứng ấy.

  • Thân bài:

Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu:

Là một chủ đề lớn, bao trùm trong thơ, nhưng ở mỗi tác giả, tùy theo hoàn cảnh riêng và từ một góc độ cảm nhận riêng của mình, đã thể hiện chủ đề Tổ quốc bằng những nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau. Bài Tình sông núi ra đời trong những ngày kháng chiến chống Pháp đã khắc họa lại được hình ảnh quê hương, đất nước khi đó. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện được cái nhìn về những con người mang sức sống mới khi được làm chủ đời mình.

Trong thơ Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), hình ảnh người lính chiến đấu với tình yêu tổ quốc thiết tha, hiện lên thật bình dị.

+ Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: Họ trước hết là những người nông dân mặc áo lính. Khi quê hương bị giày xéo trước gót chân kẻ thù xâm lược, thì bằng tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả ở quê nhà để ra đi chiến đấu, quét sạch bóng kẻ thù. Từ những người xa lạ, họ kề cạnh nhau, gắn kết với nhau bởi cùng chung lý tưởng chiến đấu. Họ cùng chia ngọt sẻ bùi, động viên nhau vượt qua những tháng ngày gian khổ nơi rừng núi. Cái chết dẫu cận kề nhưng họ không hề run sợ.

+ Tình yêu đối với đất nước cùng với lí tưởng cao cả là chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược đã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để sống và chiến đấu cho dù trên con đường đó họ có thể gặp nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh với một niềm tin tưởng và lạc quan. Dù cuộc sống khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, họ vẫn luôn dành nỗi nhớ đến quê nhà, người thân yêu, mở lòng mình ra đón vầng trăng đẹp vào hồn. Nếu không có một tình cảm lớn, một ý chí sắt đá, những người lính thời kỳ dầu cuộc kháng chiến chống Pháp hẳn đã không thể kiên cường đến thế.

+ Trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Dù đi dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những người lính vẫn cứ ung dung, tự tại như không có chuyện gì. Cả đất trời, thiên nhiên cao rộng “như sa như ùa vào buồng lái”, đồng hành cùng người lính tiến về phương Nam.

→ Như vậy, khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược thì tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là: “Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền”. Một tình yêu Tổ quốc nồng cháy giúp họ biến căm thù thành sức mạnh vượt lên.

Tình yêu nước thiết tha không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động mà tình yêu ấy cũng được thiết tha đối với đất nước thân yêu.

– Tình yêu Tổ quốc được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc được thể hiện trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bếp lửa của Bằng Việt, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và Ánh trăng của Nguyễn Duy.

+ Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: Đó là niềm tự hào khi con người Việt Nam được làm chủ cả một vùng biển Đông rộng lớn, được ra khơi khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho Tổ quốc. Vì vậy dù công việc rất vất vả nhưng họ vẫn luôn lạc quan, ra khơi trong tiếng hát hào hứng và say mê. Cuộc sống mới đã mang đến cho người lao động một tâm thế mới, một vị thế mới vũng vàng và mạnh mẽ. Họ “Tập làm chủtập làm người xây dựng. Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!”. Với niềm vui sướng lớn lao, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một khúc hoan ca của con người trong lao động khi đã thực sự làm chủ cuộc sống của mình.

+ Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Đó là hình ảnh người bà đáng kính tuy không trực tiếp lao động sản xuất nhưng đã hết lòng vì con vì cháu cho các con công tác để phục vụ cho đất nước và cũng là người bà giàu nghị lực, giàu ý chí và niềm tin. Dù cửa nhà bị giặc tàn phá, cuộc sống muôn vàn đói khổ nhưng người bà vẫn giữ vững lòng tin, kiên cường gây dựng lại để cho con yên lòng đi chiến đấu, để cho cháu không thấp thỏm lo âu. Người bà hiền hậu, đảm đang và kiên cường ấy là hậu phương vững chắc, là thành đồng tổ quốc, là bức tượng đài lẫm liệt về tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, bất tử.

+ Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm: Đó là người mẹ dân tộc Tà Ôi đã có sự thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu Tổ quốc: Công việc của bà tuy vất vả nhưng luôn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước, tình cảm, mơ ước của bà không chỉ cho con mà còn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước.

+ Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy: Đó còn là sự giật mình thức tỉnh nối dài hiện tại với quá khứ, để sống đúng với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” trước ánh trăng – nhân dân đất nước bình dị, độ lượng, bao dung, khi con người được sống trong hòa bình, đã vô tình lãng quên quá khứ. Cái giật mình đầy tính nhân văn ấy nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ gian khổ, đau thương mà nghĩa tình, thủy chung của dân tộc, nhắc mình sống đúng với đạo nghĩa của cha ông, tiếp tục giữ gìn, gây dựng, bồi đắp cho dân tộc này, cho đất nước này. Bài học nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, là giá trị cốt lõi mà mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ suốt cuộc đời.

→ Như vậy, tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là mối tình trộn hoà lao động với giang sơn và không có mối tình nào hơn thế.

  • Kết bài:

Tình yêu tổ quốc là một tình cảm thiêng liêng, không chỉ có ở trong tim của mỗi con người mà đã trở thành dòng chảy xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Đó là sợi chỉ đỏ kết nối muôn triệu trái tim, tạo thành nguồn sức mạnh vĩ đại đưa dân tộc ta đi qua đêm trường nô lệ tới ánh sáng của tự do.

2 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.