Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao

huong-dan-cach-lam-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-dat-diem-cao

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao

I. Khái niệm.

1. Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là nhận định, bàn bạc và đánh giá một vấn đề trong đời sống xã hội, từ đó đưa ra bài học nhận thức, cách giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và hiệu quả.  Bài làm văn nghị luận xã hội khuôn hẹp trong phạm vi một bài viết ngắn. Đề tài thường là những vấn đề bức thiết, cấp bách, gần gũi, quen thuộc trong đời sống của con người.

2. Dàn ý căn bản bài văn nghị luận xã hội:

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
– Trích dẫn một câu danh ngôn cùng đề tài.
– Giả thích ý nghĩa cầu danh ngôn đó
– Dẫn vào vấn đề nghị luận

  • Thân bài:

* Giải thích vấn đề: (Ví dụ: nói tục, chửi thề là gì?). Tùy vào vấn đề của đề bài mà giải thích nhé.

* Bàn luận:

– Hiện trạng đang xảy ra.
– Tác hại/hậu quả.
– Nguyên nhân gây ra.
– Giải pháp khắc phục.

* Phê phán hoặc ngợi khen.

* Rút ra bài học nhận thức (lời khuyên)

  • Kết bài:

Khẳng định vấn đề (cần xây dựng hay bài trừ vấn đề đó ra khỏi cuộc sống của chúng ta)

3. Các thao tác làm bài nghị luận xã hội :

Các dạng bài nghị luận xã hội đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bàn nhất là giải thích, chửng minh, bình luận.

1/ Thao tác giải thích:

a/ Mục đích: Hiểu

b/ Các bước:

– Làm rõ vấn đề được dẫn ở trên đề bài. Nêu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tường do người ra đề đề xuất. Người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tường được trích dẫn.

+ Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)…

+ Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này đựợc xem là bước trả lời câu hỏi “vấn đề là gì?”

– Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phân giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi “Tại sao?”

Nêu hướng vận dụng của vấn đề: vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?Phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi “Như thế nào?”

* Lưu ý:

Nên đặt trực tiếp từng cấu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề bài và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.

2/ Thao tác chứng minh:

a/ Mục đích:

b/ Các bước:     ,

– Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

– Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sổng để minh hoạ nhàm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

3/ Thao tác bình luận

a/ Mục đích: Đồng tình

b/ Các bước:

– Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

– Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng

– Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. (Có thể đặt câu hỏi kiểu phản luận: Ngược lại thì sao?)

– Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.

– Liên hệ bản thân (Có thể đặt câu hỏi: “Cần phải/nên làm gì?”)

II. Các dạng bài nghị luận xã hội.

1. Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Đề tài:

+ Về nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập…
+ Về tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lồng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ…
+ Về quan hệ gia đình: tình mẫu tử, phụ tử, tình anh em…
+ Về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Cấu trúc triển khai tổng quát:

– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì?).
– Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
– Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tường, đạo lí).

Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:

Đề 1: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

Đề 2 : Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Đề 3: Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cẩn câu và cách câu cá”.

Đề 4: Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đac Uyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bàng cách tự học. Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?

Đề 5: “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.

Đề 6: Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hôi”. Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.

Đề 7: Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hôn tàn lụi ngay khi còn sống?” (Noóc-man Ku-sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003).

Đề 8:  “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại” (Faraday)

2. Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội:

Đề tài:

Những hiện tượng tốt (tích cực) hoặc chưa tốt (tiêu cực) cần được nhìn nhận thêm hoặc cần làm thay đổi

+ Chấp hành luật giao thông.
+ Hiến máu nhân đạo.
+ Sống tử tế.
+ Nạn bạo hành trong gia đình.
+ Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi.
+ Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào lũ lụt.
+ Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng bảo vệ môi trường.
+ Những tâm gương người tốt việc tốt.
+ Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi.
+ Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.
+ Hiện tượng giới trẻ thờ ơ với âm nhạc truyền thống (văn hóa truyền thống).
+ Hiện tượng bạo lực học đường.
+Hiện tượng ăn vặt ở vỉa hè.
+ Fan cuồng thần tượng.
+ Hướng về biển Đông.

Về cấu trúc triển khai tổng quát:

+ Nêu rõ hiện tượng.
+ Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.

* Một số đề tham khảo:

Đề 1: Hiên nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Đề 2: Suy nghĩ về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn.

Đề 3:  Suy nghĩ về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay thờ ơ với âm nhạc truyền thống.

Đề 4: Suy nghĩ về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay sống lạnh lùng, vô cảm.

Đề 5: Suy nghĩ về vấn đề trang phục của giới trẻ ngày nay

Đề 6: Khói thuốc lá có chứa đến hơn 4000 chất độc hại, trong đó có 43 chất gây ung thư. Khói thuốc lá đang từng ngày gặm nhắm sức khỏe của con người. hãy suy nghĩ về hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội ngày nay.

Đề 7: Mỗi cây xanh là một nang phổi của trái đất. hãy bảo vệ cây xanh để bỏ vệ sự sống trên trái đất này.

Đề 8: Nói không với thực phẩm bẩn

III. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, một bài báo

Đề tài:

+ Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học, hoặc lấy từ một bài báo uy tín.

Cấu trúc triển khai tổng quát:

a/ Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).

b/ Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).

* Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:

Đề 1: Đoc văn bản “Hoa hồng tặng mẹ”: Nêu suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện

Đề 2:

“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước, đục, đau lòng cò con”

Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.

Đề 3: Qua tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) và “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, hãy nêu suy nghĩ của em về lẽ sống đẹp trong xã hội ngày nay.

Đề 4: Từ hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp (trích truyện thơ nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), hãy suy nghĩ về phẩm chất anh hùng đối với thanh niên hiện nay.

Đề 5: Qua cuộc đời và số phận của nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ), nhân vật Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du), nhân vật Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Đề 6: Từ bài viết Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài, hãy suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi con người trong hôn nhân.

Đề 7: Qua hình ảnh nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyến biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Đề 8: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời

Kết cấu đề thi tuyển sinh văn 10

Phần 1: Đọc Hiểu:

Câu 1: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu:

+ Nêu nội dung, ý nghĩa của ngữ liệu.
+ Phát hiện và chỉ ra kiến thức tiếng việt. Nêu ý nghĩa, tác dụng của kiến thức Tiếng việt đó.
+ Viết 1 đoạn văn ngắn cảm nhận/bài học từ ý nghĩa đoạn ngữ liệu trên.

Câu 2: Viết bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng, vấn đề xã hội hoặc nghị luận về một đạo lí, tư tưởng.) (Bài làm trên một trang giấy thi)

Phần II: Bài tập làm văn

– Nghị luận về thơ (bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ)
– Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích, văn xuôi
– Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự
– Nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về văn học
– Nghị luận tổng hợp (đối chiếu, so sánh)

Kết cấu đề thi văn Tốt nghiệp phổ thông

(Thời gian: 120 phút )

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm)

+ Cho ngữ liệu (thơ/ văn/ bài báo/ kịch…)

+ Yêu cầu thí sinh phải đọc kĩ để trả lời câu hỏi. Thường có 4 câu hỏi nhỏ, mỗi câu có thể có một hoặc vài ý nhỏ.

Cần nắm được:
– Kiến thức phần tiếng Việt.
– Kiến thức phần làm văn.
– Kiến thức phần văn học.
– Kiến thức phần luật thơ.
– Kiến thức đời sống.

→ Yêu cầu: Trả lời ngắn gọn, đầy đủ ý

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) – Nghị luận xã hội

Viết đoạn văn nghị luận xã hội gồm khoảng 200 chữ:

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (đạo đức, đời sống)
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống

(Liên quan đến đọc – hiểu)

Câu 2 (5 điểm) – Nghị luận văn học (5 dạng)

– Nghị luận về thơ (bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ)
– Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích, văn xuôi
– Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự
– Nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về văn học
– Nghị luận tổng hợp (đối chiếu, so sánh)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.