Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên

huong-dan-suy-nghi-cua-em-ve-cau-tuc-ngu-khong-thay-do-may-lam-nen

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.

  • Mở bài:

Mỗi người chúng ta muốn đi đến cái đích của thành công không ai không phải ngụp lặn trong sự mênh mông của bể học. Và người đã đưa tay dẫn dắt chúng ta vượt qua bến bờ mênh mông ấy đó là người thầy kính yêu. Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Chính vì vậy ông cha ta đã khuyên dạy con cháu: “Không thầy đố mày làm nên”.

  • Thân bài:

Không thầy đố mày làm nên nghĩa là gì?

Thầy là người truyền dạy cho chúng ta kiến thức, rèn luyện cho chúng ta kỹ năng sống và làm việc, giáo dục chúng ta nên người.Không thầy nghĩa là làm việc mà không có ai hướng dẫn, chỉ bảo.Đố mày làm nên là không đạt đến mục đích đã xác định. Câu tục ngữ khẳng định một cách chắc chắn vị trí quyết định của người thầy đối với sự thành bại của học trò: không có thầy dạy dỗ hướng dẫn thì trò không thể làm được việc gì to lớn trong cuộc đời này.

Vì sao không có thầy chỉ bảo thì không thể làm nên?

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” để cao vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi con người. Không có người thầy dạy dỗ, dìu dắt, con người khó làm nên được việc gì lớn lao, trọng đại.

Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn bởi thầy là người đi trước, hiểu biết nhiều, từng trải và có rất nhiều kinh nghiệm. Người đã có kinh nghiệm sẽ chỉ cho ta con đường ngắn nhất để đi đến thành công. Nhưng điều quan trọng hơn, thầy là người có hiểu biết sâu rộng, thầy sẽ truyền cho ta những kiến thức quý báu để chúng ta nắm bắt được một cách kịp thời những kiến thức cơ bản, cần thiết.

Hơn nữa, thầy không chỉ truyền cho ta kiến thức, truyền cho ta nghề nghiệp mà còn cho ta tình thương và dạy cho ta cách yêu thương, cách làm người tốt đẹp. Người thầy giúp ta hiểu biết về nguồn cội của dân tộc, lễ nghi và đạo đức, hình thành trong ta những phẩm chất tốt đẹp, cao cả, hướng ta đến chân, thiện, mĩ.

Lịch sử chúng ta có những tâm gương sáng về người thầy như thây. Thầy Chu Văn An đã dạy biết bao nhiêu học trò thành đạt. Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu vừa là nhà thơ vừa là thầy giáo, thầy thuốc, tuy bị mù nhưng tâm thật sáng.

Tuy nhiên, nói Không thầy đố mày làm nên” vẫn có phần chưa đúng, đa nâng cao quá mức vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi con người. Bởi lẽ trong cuộc sống vẫn có trường hợp người học trò tự học mà vẫn vươn lên thành công rực rỡ. Khái niệm về người thầy ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là người thầy ở trường học mà còn là thầy ở trường đời, thầy dạy nghề, thầy dạy cách sống, cách làm người tốt đẹp. Ai dạy ta những bài học ý nghĩa đó chính là thầy của mình. …

  • Kết bài:

Người thầy có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Đằng sau sự thành công của mỗi người học trò luôn có hình bóng của một người thầy nhất định. Bởi vậy tôn sư trọng đạo là một truyền thống trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam bao đời nay, chúng ta nhất định phải gìn giữ và phát huy hơn nữa.

Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

3 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.