Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) – Nhật kí trong tù – HỒ CHÍ MINH

khan-thien-gia-thi-huu-cam-cam-tuong-doc-thien-gia-thi-nhat-ki-trong-tu-ho-chi-minh

Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) – Nhật kí trong tù – HỒ CHÍ MINH

Phiên âm:

Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.

Dịch nghĩa:

Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,
Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;
Trong thơ thời nay nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Ghi chú: “Thiên gia thi”: tập thơ của “nghìn nhà thơ”. Ở Trung Quốc có hai tuyển tập thơ Đường – Tống được mang tên Thiên gia thi. Tập đầu do Lưu Khắc Trang đời Tống tuyển chọn, lấy tên Đường Tống thiên gia thi tuyển, tập sau do Tạ Phương Đắc cuối đời Tống tuyển lại tập trước, gọi là Thiên gia thi. Có lẽ tác giả đã đọc tập thơ sau này.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Dịch thơ:

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

(Nam Trân)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.