Làm sáng tỏ nhận định: Việc sáng tạo nghệ thuật vẫn có hai thiên hướng: làm giàu mình và làm rõ mình…

lam-sang-to-nhan-dinh-viec-sang-tao-nghe-thuat-van-co-hai-thien-huong-lam-giau-minh-va-lam-ro-minh

“Việc sáng tạo nghệ thuật vẫn có hai thiên hướng: làm giàu mình và làm rõ mình. Để tạo nên một ngòi bút đa dạng, cần làm phong phú bản thân. Để tạo dấu ấn cá tính lại rất cần làm sắc nét bản ngã. Trong sân chơi nghệ thuật, anh sẽ chìm vô tăm tích nếu không thắp nổi một ngọn đèn riêng”. (Ngọn đèn xanh trong xứ mơ hồ/ Nghĩ về Trúc Thông, Chu Văn Sơn)

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ thiên hướng làm giàu mình và làm rõ mình của một tác giả văn học Việt Nam hiện đại mà anh/ chị quan tâm.


* Gợi ý làm bài:

Bình luận ý kiến:

– Làm giàu mình để tạo nên một ngòi bút đa dạng.

+ Đa dạng trong khai thác nhìn nhận đời sống: đề tài, thể tài, chủ đề, cảm hứng, thể loại, bút pháp, ngôn ngữ. Dẫn chứng: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh; Luôn vận động biến đổi phù hợp với thời đại và xu hướng nghệ thuật cũng như những vận động và thay đổi của chính tư tưởng và quan niệm của mình.

Dẫn chứng: Xuân Diệu, Chế Lan Viên,…

Ngay cả khi viết về một đề tài quen thuộc cũng không được phép lặp lại chính mình.

Dẫn chứng: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,….

– Làm rõ mình để tạo dấu ấn cá tính:

+ Cách nhìn riêng ; Cách xử lý đề tài, chủ đề riêng; Hệ thống phương thức, phương thức biểu hiện riêng; Giọng điệu riêng.

+ Dẫn chứng: Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Khải,…

Chứng minh ý kiến.

– Nam Cao đã làm giàu mình như thế nào?

+ Đa dạng phong phú: Quan điểm nghệ thuật: tính chân thật, nhân đạo và sáng tạo trong văn học Việt Nam: Đề tài, chủ đề: Người nông dân, người trí thức. Trong mỗi đề tài lại vô cùng phong phú các chủ đề được triển khai.

+ Vận động biến đổi: Trước cách mạng cái nhìn bế tắc về số phận con người: Đề tài người trí thức tiểu tư sản. Tác phẩm chính: Giăng sáng, Nước mắt, Đời thừa, Sống mòn. Đề tài người nông dân: Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Một bữa no, Lão Hạc.

⇒ Dù viết về đề tài nào, các tác phẩm của Nam Cao đều chứa đựng nội dung triết lý cuộc sống, khả năng khái quát những quy luật của đời sống( vật chất, ý thức). Đặc biệt, Nam Cao luôn trăn trở về nhân phẩm, danh dự con người trong xã hội loạn lạc. Sau cách mạng tháng Tám: Hướng về nhân dân và kháng chiến.

– Nam Cao đã làm rõ mình như thế nào?

+ Cách nhìn: Nam Cao đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá con người bên trong → đề cao con người tư tưởng. Nam Cao nhìn đời bằng con mắt của tình thương nên nhìn thấy nhân tính của con người có thể bị thay đổi nhưng không thể bị mất đi (khác Vũ Trọng Phụng).

Dẫn chứng: Sống mòn, Chí Phèo,…

+ Xử lý đề tài, xác định chủ đề và đối tượng miêu tả: Với cách nhìn như thế, Nam Cao đặc biệt hay viết về những điều nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, những chuyện không muốn viết nhưng lại có sức khái quát lớn, đạt ra vấn đề lớn lao về con người, đời sống, nghệ thuật. Một bữa no, Nước mắt, Ở hiền

+ Cách viết vừa rất chân thực vừa có tầm khái quát. Nhiều truyện có màu sắc triết lý sâu xa: viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra dược những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc.

+ Sở trường phân tích tâm lý. trong văn xuôi đương thời Nam Cao xứng đáng danh hiệu nhà văn hiện thực – tâm lý.

+ Khả năng tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động, đầy ắp tư tưởng.

+ Giọng riêng: lạnh lùng, điềm tĩnh.

Đánh giá nâng cao:

So sánh mở rộng: Puskin, Victo Huygo

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.