Soạn bài: Làm thơ lục bát – SGK Ngữ văn 7

lam-tho-luc-bat-lop-7

Soạn bài: Làm thơ lục bát

I. LUẬT THƠ LỤC BÁT:

Theo dõi bài ca dao Sgk/155 (bảng phụ).

Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?

– Dòng thứ nhất có 6 tiếng, dòng thứ hai có 8 tiếng. Gọi là thơ lục bát vì mỗi câu thơ có 2 dòng, một dòng 6 và một dòng 8 tiếng.

Thanh trắc là những thanh nào, thanh bằng là những thanh nào?

– Thanh trắc: ‘, ~ , ? , . (Thanh: sắt, hỏi, ngã, nặng).

– Thanh bằng: `, –         (Thanh: huyền, ngang).

– Các tiếng có thanh bằng gọi là tiếng bằng, kí hiệu là (B); các tiếng có thanh trắc gọi là tiếng trắc, kí hiệu là (T); vần kí hiệu là (V).

– Vần: Tiếng thứ 6 câu sáu vần với tiếng thứ 6 câu tám, tiếng thứ 8 câu tám vần với tiếng thứ 6 câu sáu tiếp theo và cứ vần như vậy đến hết bài.

*  Thanh điệu gồm có bổng và trầm, bổng gồm các thanh (‘, ?, -) ; trầm gồm các thanh (~, `,).

Em có nhận xét về gì về các tiếng gieo vần và sự tương quan về thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu tám?

– Các tiếng gieo vần đều là vần bằng.

– Trong câu tám, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm) và ngược lại.

Nêu nhận xét về luật thơ lục bát: số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí gieo vần, sự đổi thay các tiếng bằng, trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu?

– Số câu: Không hạn định, nhưng ngắn nhất cũng phải gồm một cặp lục bát.

– Số tiếng trong câu: Một dòng sáu tiếp một dòng tám tiếng

– Vần: Các tiếng vần đều vần bằng, các tiếng gieo vần ở vị trí là tiếng thứ 6, tiếng thứ 8.

– Luật bằng trắc:

+ Các tiếng lẻ (1,3,5,7) gieo tự do, không theo luật bằng trắc.

+ Các tiếng chẵn (2,4,6,8) theo luật: tiếng thứ 2 thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc (ngược lại là ngoại lệ).

– Bổng trầm: Trong câu tám, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại là ngoại lệ.

– Nhịp: Phổ biến là nhịp 2/2/2, 4/4.

* Lưu ý: Đối với vần thì các tiếng 6 và 8 trong câu tám đều thanh bằng nhưng không hoàn toàn trùng dấu. Nghĩa là không được huyền – huyền hoặc không – không mà phải huyền – không hoặc không – huyền.

* Ghi nhớ Sgk/156.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao … về vần).

– Em ơi đi học trường xa,

Cố học cho giỏi kẻo mà / ở nhà / như là mẹ mong.

– Anh ơi phấn đấu cho bền,

Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người/ làm nền mai sau …

– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim,

Muôn hoa đua thắm trông em học bài.

 (Muôn hoa đua thắm em chăm học hành)

* Bài tập 2: Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật?

– Chỗ sai: Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần với tiếng 6 của câu 6.

+ Sửa lại: Có xoài.

+ Sai giống câu trên.

– Sửa lại: Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan.

                                                trở thành đội viên.

* Bài tập 3: Tổ chức trò chơi tập làm thơ lục bát..

* Bài tập thêm:

– Hãy tìm một từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau:

Bài 1:

Vì mây cho núi lên trời,
Vì cơn gió thổi hoa … với trăng.

Gợi ý:

Vì mây cho núi lên trời,
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng.

Bài 2:

Đêm nay vũ trụ lặng thinh
Đợi ai…….hạ ơi?

Gợi ý:

Đêm nay vũ trụ lặng thinh
Đợi ai dưới bóng trăng tình hạ ơi?

Đêm nay vũ trụ lặng thinh
Đợi ai cứ bóng trăng nhìn hạ ơi?


TÌM HIỂU VỀ THƠ LỤC BÁT

Thơ lục bát là thơ của Việt Nam, giống như thơ Đường luật của Trung Quốc, thơ Hai Ku của Nhật Bản và nhiều thể thơ khác của các dân tộc trên thế giới. Thơ lục bát thân thiết với tất cả mọi tầng lớp người Việt, sâu lắng và tinh tế trong biểu đạt mọi trạng thái tư tưởng, tình cảm. Thơ lục bát nảy nở rực rỡ trong tục ngữ, ca dao, hò vè các làn điệu dân ca nối dài từ đời này qua đời khác để rồi tồn tại mãi mãi.

Thơ lục bát là thơ của một dân tộc, không lai tạo bởi bất kỳ một thể thơ ngoại lai nào khác. Thơ dịu dàng và tha thiết giống như tích cách của con người Việt Nam ta vậy. Thơ dễ làm, dễ thuộc và ai cũng có thể làm được cho dù là người biết chữ hay không biết chữ. Một bài thơ lục bát có thể dài đến vô cùng nhưng lại có thể ngắn đến chỉ là một cặp câu với mười bốn chữ nhưng vẫn hội tụ đủ nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.

Những yếu tố chính của thơ lục bát.

1. Luật thơ lục bát:

* Khái niệm về luật thơ lục bát: Thơ lục bát được hình thành trước hết là bởi các nhóm với sáu từ làm thành câu lục và tám từ làm thành câu bát. Các nhóm từ này được ghép lại với nhau theo một quy tắc gọi là luật của thơ lục bát. Luật thơ lục bát bao gồm toàn bộ các quy định về hiệp vần và sắp xếp từ ngữ, âm thanh trong các câu thơ. Luật thơ lục bát được tóm tắt về sự sắp xếp từ ngữ trong câu lục theo thứ tự: Bằng, bằng, trắc trắc, bằng, bằng. Đối với câu bát các từ được xếp theo thứ tự: Bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng, trắc bằng.

* Sơ đồ cơ bản của luật thơ lục bát:

Qua rất nhiều nghiên cứu của các thế hệ người Việt về thơ lục bát, chúng ta đã có nhiều phiên bản về luật thơ lục bát qua các thời kỳ. Trong bài tìm hiểu này xin giới thiệu một phiên bản có khá nhiều người tán đồng. Nếu ta gọi B là bằng và T là trắc ta có sơ đồ luật thơ lục bát dưới đây

Vị trí 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục B B T T B B
Câu bát B B T T B B T B

* Giản lược về luật thơ lục bát:

Nếu mỗi câu thơ lục bát giữ đúng âm thanh bằng và trắc đúng như sơ đồ thì rất tốt. Tuy nhiên nếu áp dụng một cách máy móc quá thường cũng khó tránh khỏi sự gượng ép trong câu chữ và nội dung thơ. Người xưa đã nghiên cứu các vị trí âm thanh trên sơ đồ và thấy rằng chỉ cần giữ đúng một số vị trí thì bài thơ vẫn đúng luật. Cũng giống như công thức giản lược trong thơ Đường luật: “Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”. Nghĩa là chỉ cần các vị trí 2,4,6 giữ đúng âm thanh bằng trắc là được, các vị trí 1,3,5 có thể tùy ý sắp xếp bằng trắc tùy tý tác giả. Dưới đây là sơ đồ luật thơ lục bát giản lược.

Vị trí

1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục B T B
Câu bát B T B T B

2. Vần của thơ lục bát.

* Vần giữa các từ:

Lâu nay ta luôn nói từ này vần với từ kia, câu này vần với câu kia, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vần qua một số ví dụ dưới đây.

Trước hết ta nhận thấy các từ có thể khác nhau phần phụ âm đầu nhưng phần nguyên âm ghép với phụ âm cuối của nhiều từ thường rất giống nhau. Những từ có phần sau giống nhau khi đọc nên âm thanh phát ra cũng khá giống nhau, từ đó cho ta khái niệm từ này vần với từ kia vậy.

Ví dụ: Ta có 2 từ quân và ngân

Hai từ quân và ngân đều có nguyên âm (â) ghép với phụ âm (n) ở cuối thành (Ân), hoàn toàn giống nhau. Thế có nghĩa là quân vần với ngân

* Vần đúng và gần đúng (vần chính và phụ)

+ Vần đúng (vần chính)

Vần đúng là những vần có nguyên âm và phụ âm ghép sau nó giống hệt nhau chỉ khác bởi các dấu của chúng, như vần (Ân) trong ví dụ trên.

+ Vần gần đúng (vần phụ)

Ngoài các cặp từ có vần đúng còn có khá nhiều cặp từ có vần gần đúng, các cặp từ này có nguyên âm giống nhau nhưng ghép với phụ âm cuối khác.

Ví dụ: Ta có 2 từ ngân và ngâm

Ân và âm chỉ hơi giống nhau nên gọi là vần gần đúng

* Vần giữa các nhóm từ.

Trước hết chúng ta thống nhất với nhau hãy bỏ qua vấn đề văn phạm mà chỉ coi các ví dụ lấy từ đồng dao dưới đây là các nhóm từ để khảo sát.

Ví dụ: Ta có các nhóm từ sau:

+ Ăn vóc, học hay

+ Dung giăng dung giẻ, dắt trẻ đi chơi…

+ Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà…

Các ví dụ trên cho thấy các nhóm từ đều có các từ vần với nhau, khi thì chúng đứng cạnh nhau như nhóm từ (Ăn vóc) và (học hay) vần bởi từ (vóc) và (học). Khi thì ở vị trí cuối nhóm trước, cách một từ của nhóm sau như nhóm từ (Dung giăng dung giẻ) và (dắt trẻ đi chơi) vần bởi từ (giẻ) và (trẻ). Khi thì ở vị trí cuối nhóm trước với vị trí cuối của nhóm sau như nhóm từ (Thả đỉa ba ba) và (chớ bắt đàn bà) vần bởi từ (ba) và (bà) vv… Những nhận xét trên cho thấy các nhóm từ vần với nhau thì đều phải có các từ vần với nhau và đứng ở một vị trí nào đó trong các nhóm từ
Nếu ta coi câu lục, câu bát là hai nhóm từ và chúng vần với nhau thì nhất thiết trong chúng phải có các từ vần với nhau. Điều cần thiết là chúng ta phải tìm ra các từ của câu lục vần với câu bát như thế nào và vị trí của nó sắp xếp ra sao.

* Vần của một cặp câu lục bát

Ví dụ về vần của một cặp câu lục bát:

Thơ lục bát có cấu trúc trước hết là một cặp hai câu thơ liền nhau, câu trên 6 từ, câu dưới 8 từ. Cặp câu này vần với nhau theo một quy luật cụ thể.

Ví dụ 1:

Câu thơ lục bát đâu rồi
Đi tìm bạc tóc chưa thôi đi tìm

Ví dụ 2:

Trời đất rộng, núi non cao
Tự do tự tại lẽ nào chẳng vui

Trong ví dụ 1, từ (rồi) cuối câu lục vần với từ (thôi) ở vị trí thứ 6 câu bát. Trong ví dụ 2, từ (cao) ở cuối câu lục vần với từ (nào) ở vị trí thứ 6 câu bát. Đây chính là sự hiệp vần giữa 1 câu lục với 1 câu bát lập thành 1 cặp câu lục bát. Sự kết nối trên chính là sự kết nối về vần trong thơ lục bát.

* Sơ đồ vần trong một cặp câu lục bát

Vị trí

1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục B B T T B B
Câu bát B B T T B B T B
Vần V

* Vần của hai cặp câu lục bát liền nhau

Những bài thơ lục bát thường có nhiều cặp câu lục bát hợp lại. Sự kết nối của các cặp câu lục bát thông qua hiệp vần giữa chúng với nhau chính là cơ sở hình thành bài thơ lục bát.

Ví dụ về vần giữa các cặp câu lục bát

Ví dụ:

Nơi đâu mình đã xé rào
Giấu cha, giấu mẹ để vào vườn sau
Nơi đâu mình đứng cùng nhau
Trên môi còn nụ hôn đầu đắm say

Trên đây là 2 cặp câu lục bát liền kề nhau với từ cuối câu bát (sau) của cặp trước vần với từ cuối (nhau) câu lục của cặp sau.

Kết luận:

Thơ lục bát là tập hợp nhiều cặp câu lục bát vần với nhau theo một cách thức duy nhất đó là từ cuối của câu bát cặp câu lục bát đứng trước vần với từ cuối của câu lục cặp câu lục bát đứng sau.

* Sơ đồ vần của 2 cặp câu lục bát liền nhau

Vị trí

1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục 1 B B T T B B
Câu bát 1 B B T T B B T B/v
Câu lục 2 B B T T B B/v
Câu bát 2 B B T T B B T B
  • Các loại vần trong thơ lục bát

Vần trong thơ lục bát được đặt tên theo nhiều cách, như dựa vào vị trí của vần trong câu, dựa vào thanh âm, thậm chí vần còn có tên mô phỏng theo thân thể con người.

  • Vần đặt tên theo vị trí

Mỗi từ trong câu được xếp theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Từ đó cho thấy vần ở vị trí thứ mấy thì gọi tên theo thứ tự đó. Người ta cũng gọi vần ở các khoảng đầu, giữa, cuối của câu thơ, từ đó ta có vần đầu, vần giữa, vần cuối

Ví dụ:

Câu thơ lục bát đâu rồi
Đi tìm bạc tóc chưa thôi đi tìm

Ví dụ trên từ (rồi) ở vị trí thứ 6 và cũng là vị trí cuối của câu lục, vần với từ (thôi) nhưng lại ở vị trí thứ 6 trong câu bát.

I.3.2. Vần đặt tên mô phỏng theo thân người

Với cách viết của chữ nho xưa theo hàng dọc, từ đó những chữ trên cùng là đầu, chữa ở giữa là lưng và dưới cùng là chân, giống như thân người đứng thẳng. Chính từ đây ta có vần lưng, vần chân. (người xưa gọi là vần lưng là yêu vận và vần chân là cước vận)

Ví dụ:

Tưởng rằng đáy bể mò kim
Ở ngay trước mắt còn tìm lạ chưa

Trong ví dụ trên (kim) là vần chân, (tìm) là vần lưng

* Vần đặt tên theo thanh âm

  • Vần bằng:

Các từ có thanh huyền và thanh không nằm trong cấu trúc vần thì đều là vần bằng.

Ví dụ:

Nghe câu ru giữa đêm mưa
“Con cò lặn lội” còn chưa giấc tròn
Tiếng ai tha thiết bồn chồn
Mấy mươi năm tưởng lối mòn đã quen

Ví dụ trên (mưa) và (chưa) là những vần bằng thanh không, (chồn) và (mòn) là những vần bằng thanh huyền

  • Vần trắc:

Các từ có thanh sắc, nặng, hỏi, ngã nằm trong cấu trúc vần thì đều là vần trắc.

Ví dụ 1:

Bao đêm em ngồi trên bến
Em chờ anh đến suốt cả năm canh

Ví dụ 2:

Suốt đêm ngồi bên ngọn nến
Em chờ, em đợi anh đến thăm em

Ví dụ 3:

Bên sông trăng soi vằng vặc
Người về bỏ mặc ai đứng bên sông

Với các ví dụ trên đây các từ in đậm đều là những vần trắc với các thanh sắc, nặng, hỏi, ngã

II. Thanh âm và nhịp điệu của thơ lục bát

* Sử dụng thanh âm trong thơ lục bát

Tất cả các từ trong thơ lục bát đều là những thanh âm nằm trong cấu tạo của ngôn ngữ tiếng Việt. Thanh âm được hình thành bởi những chữ cùng với dấu của nó (có cả trường hợp không dấu). Có đến 6 thanh âm khác nhau, trong đó thanh không, thanh huyền thuộc thanh bằng. Các thanh còn lại như thanh sắc, hỏi, ngã, nặng đều thuộc thanh trắc. Mỗi thanh đều có một cấp độ cao thấp khác nhau nên khi ta đọc lên ta thấy hình như đó là những giai điệu trong các bài hát. Bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ và khơi dậy những xúc cảm dịu dàng hoặc bi tráng. Hiểu rõ điều này chính là cơ sở cho việc tiếp cận với thơ lục bát thuận lợi hơn, bởi luật thơ lục bát chính là sự sắp xếp thanh âm ở các vị trí trong các câu thơ

* Tránh khổ độc

Như trên đã nói trong hệ thống tiếng Việt của ta có 6 thanh khác nhau căn cứ bởi các dấu, trong đó gồm:
Thanh huyền; thanh không dấu; thanh sắc, thanh nặng, thanh hỏi, thanh ngã. Đừng nghĩ rằng cứ là bằng thì (không) hay (huyền) cũng vậy. Nếu sắp xếp không khéo thì câu thơ đọc lên rất ngang, xưa gọi là khổ độc, để tránh điều này ta cần chú ý các trường hợp sau:

Vị trí thứ 6 và thứ 8 cùng bằng nhưng không được xếp cùng thanh không hoặc cùng thanh huyền.

3. Ngắt nhịp trong thơ lục bát

Thơ lục bát dùng nhịp điệu khá thoáng kể cả câu lục và câu bát. Ngoài những yếu tố bắt buộc phải có tiểu đối như ở câu lục thì nhịp điệu của cả câu lục và câu bát đều có các nhịp xen kẽ với nhau tùy theo ý thơ. Dưới đây là một số ví dụ về nhịp điệu trong thơ lục bát.

* Ngắt nhịp 2 của câu lục và câu bát

Thơ lục bát có 2 nhịp cân bằng thường có dạng đối chọi giữa 2 vế. Đó cũng chính là cấu trúc tiểu đối khá phổ biến ở cả lục bát chính thể và lục bát biến thể. Ngắt nhịp theo phương pháp này mang tính so sánh để làm nổi bật nội dung mà người viết xét thấy cần thiết. Ví dụ dưới đây có cấu trúc 2 nhịp với 3 từ trước và 3 từ sau ở câu lục và 4 từ trước, 4 từ sau ở câu bát.

Ví dụ:

Làn thu thuỷ / nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm / liễu hờn kém xanh

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nhip 2 không đều cũng xuất hiện nhiều không kém với các cấu trúc 2/ 4.

Ví dụ:

Khát đời / khát một vùng quê
Mà không còn dịp được về tận nơi

(Người về thôn Vỹ – Trọng Hồng)

3.2. Ngắt nhịp 3 của câu lục

Các trường hợp có 3 nhịp đều nhau với cấu trúc 2/ 2/ 2 ở câu lục của cả thơ cũng như ca dao, tục ngữ cũng khá quen thuộc.

Ví dụ:

Sớm tìm / phận đẹp / duyên ưa
Để em quên nỗi niềm xưa với người.

(Lục bát trong mơ – Trọng Hồng)

Ngoài ra càng không thiếu loại 3 nhịp không đều trong câu bát, đấy là những cấu trúc 2/ 2/ 4. Hoặc cấu trúc 4/ 2/ 2 trong câu.

Ví dụ:

Ru con con ngủ cho muồi
Nước non chưa gánh / mẹ ngồi / mẹ ru

(Tục ngữ ca dao Việt Nam)

3.3. Ngắt nhịp 4 của câu bát

Trong câu bát có thể có đến 4 nhịp, mỗi nhịp 2 từ với kết cấu 2/ 2/ 2/ 2 như ví dụ dưới đây.

Ví dụ:

Nhớ khi ngồi gốc cây hồng
Biết đâu / có lúc / lạnh lùng / gốc đa

(Lục bát trong mơ – Trọng Hồng)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.