Nội dung bài viết:
Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề
I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Lập dàn bài cho một trong các đề văn sau và chuẩn bị phát biểu miệng.
a) Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc.
b) Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố?
c) Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?
d) Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.
2. Gợi ý:
a) Với đề (a), hãy chọn một trong những câu tục ngữ đã học, tra các từ điển giải thích tục ngữ để hiểu nghĩa, khai thác các yếu tố, hình ảnh thú vị và ý nghĩa sâu xa của nó.
b) Với đề (b), trước hết nên giải thích thế nào là trò lố, rồi mới giải thích tại sao những trò của Va-ren lại được gọi là những trò lố.
Khi giải thích tại sao những trò của Va-ren là trò lố, nên nêu rõ Va-ren đã giở những trò gì trước, rồi sau đó mới giải thích những trò đó lố ở chỗ nào.
c) Với đề (c), trước hết nên tra từ điển để biết ý nghĩa và nguồn gốc của cụm từ sống chết mặc bay (xem Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam,…), từ đó tìm hiểu vì sao tác giả có cách lựa chọn và sử dụng theo chủ ý của mình, cách sử dụng đó có phù hợp với nội dung truyện ngắn không.
d) Với đề (d), nên nói đúng sự thật và phát biểu cách hiểu của em.
II – THỰC HÀNH TRÊN LỚP
1. Học sinh phát biểu trong tổ, nhóm để các bạn nghe, nhận xét.
2. Một số học sinh phát biểu trước lớp. Thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá.
III – YÊU CẦU
1. Phát biểu rõ ràng, trôi chảy theo dàn bài.
2. Tư thế đĩnh đạc, từ tốn, quan tâm tới những người nghe.
* Bài soạn:
I. Chuẩn bị ở nhà.
a. Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
- Mở bài:
Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.
- Thân bài:
– Giải thích câu tục ngữ.
+ Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)
+ Nghĩa bóng:
++) Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho ví dụ từ chính bản thân mình.
++) Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung… Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Cho ví dụ.
– Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
+ Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
+ Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
+ Niutơn, Lui Paxtơ…
+ Hoặc tấm gương trong chính cuộc sống hằng ngày mà chúng ta biết.
- Kết bài:
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
b. Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố
- Mở bài:
Giới thiệu sơ qua về văn bản, dẫn dắt đến vấn đề “vì sao Nguyễn Ái Quốc lại gọi những tấn trò mà Varen bày ra với Phan Bội Châu là trò lố”.
- Thân bài:
– Giải thích từ ngữ:
+ lố: là tính từ, chỉ sự không hợp lẽ thường của người đòi một cách quá đáng, đến mức đáng cười chê.
+ trò lố: trò bày đặt ra, không hợp lẽ thường, đến mức đáng cười chê.
– Trình bày những trò mà Varen đã bày ra:
+ Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu khi sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương.
+ Varen nói với Phan Bội Châu: “Tôi đem tự do đến cho ông đây”. Varen khuyên Phan Bội Châu phản bội lại lí tưởng của mình, để cộng tác với người Pháp…
– Giải thích vì sao những trò của Varen là trò lố (lố ở chỗ nào):
+ Lời hứa của Varen thực chất là sự dối trá, hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu => Lời hứa này thực chất là một trò lố.
+ Sự mơn trớn, vuốt ve và lời khuyên của Varen đối với Phan Bội Châu cũng đều là những trò lố bịch, đáng khinh bỉ.
- Kết bài:
Kết thúc vấn đề.
c. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề là Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình.
Nhan đề Sống chết mặc bay là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt Nam những năm trước Cách Mạng Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
d. Em thường đọc những sách gì, giải thích tại sao em lại đọc những sách ấy.
- Mở bài:
Giới thiệu về sở thích đọc sách và loại sách thích đọc.
- Thân bài:
Giải quyết vấn đề.
– Giới thiệu sơ qua về loại sách đó: những cuốn sách hạt giống tâm hồn thường viết về những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh như tình yêu, tình bạn, lòng biết ơn…
– Giới thiệu về một vài tựa sách thuộc loại sách này: Từ những điều kì diệu, Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, Tìm lại bình yên, Hạnh phúc không khó tìm, Điểm tựa của niềm tin…
– Đưa ra lí do vì sao thích đọc:
+ Trong sách viết hoặc tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay, giàu ý nghĩa…
+ Loại sách này viết về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống…
+ Những cuốn sách này cung cấp nhiều triết lí, nhiều điều bổ ích có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
+ Những cuốn sách này cho em thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp, và giúp định hướng tư tưởng, lối sống tốt đẹp cho bản thân.
+…
– Cá nhân em cho rằng đọc sách là thói quen tốt, những cuốn sách đó rất bổ ích, giúp ta biết nhiều điều trong cuộc sống. Em sẽ tiếp tục đọc và vận dụng vào cuộc sống…
- Kết bài:
Khẳng định đọc sách là thói quen tốt và những cuốn sách hạt giống tâm hồn là một lựa chọn tốt cho việc đọc sách.