Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

luyen-tap-viet-doan-van-tu-su-ket-hop-voi-mieu-ta-va-bieu-cam

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

I. Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả và biểu cảm:

Nêu những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự?

Phải có hai yếu tố: Sự việc chính và nhân vật chính.

+ Sự việc: Gồm một hoặc nhiều hành vi, hành động đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để người khác cũng được biết.

+ Nhân vật: Nhân vật chính là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra.

Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự?

Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động?

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể nhiều hay ít, đậm hay nhạt có cũng đều có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.

Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?

  • Gồm 5 bước:

– Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.

– Bước 2: Lựa chọn ngôi kể (Thứ nhất hoặc thứ ba).

– Bước 3: Xác định thứ tự kể (Khởi đầu -> diễn biến -> kết thúc).

– Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn sẽ viết.

– Bước 5: Viết thành đoạn văn.

* Lưu ý: Khi viết đoạn văn cần:

– Xác định cấu trúc đoạn: diễn dịch ,qui nạp,..

– Viết câu mở đoạn và các câu khai triển theo cấu trúc.

– Lắp ráp câu mở đoạn với các câu khai triển.

– Kiểm tra tính mạch lạc, liên kết của đoạn văn.

II. Luyện tập

* Bài 1/84: Đóng vai ông giáo kể lại việc lão Hạc sang … bán chó:

Tôi đang ngồi nghĩ ngợi mông lung về những người hàng xóm đang sống quanh tôi, trong đó có lão Hạc. Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bỗng có tiếng dặng hắng ngoài cửa, tôi nhìn ra thì lão Hạc với dáng đi uể oải, chán chường bước vào.
Tôi buột miệng:
– Thiêng thật ! Tôi đ ang nghĩ đến lão đấy!
Lão lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi, buồn bã nói: – Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
Tôi ngạc nhiên:
– Lão yêu quí nó lắm cơ mà?
– Đành thế, nhưng vẫn phải bán. Cái số kiếp nó cả tôi nữa có khác gì nhau đâu, hả ông giáo ,…

* Bài tập 2:

Đoạn văn trong truyện “Lão Hạc” kể lại phút giây lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ: “Hôm sau … lão hu hu khóc” Sgk/41,42.

– Yếu tố miêu tả: “Cố làm ra vui vẻ … hu hu khóc”.

– Yếu tố biểu cảm: “Tôi muốn ôm … cho có chuyện”.

Chính yếu tố miêu tả và biểu cảm đã khắc sâu vào lòng người đọc hình ảnh một lão Hạc khốn khổ với hình dáng bên ngoài tội nghiệp và đặc biệt là thể hiện rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong phút giây ân hận, xót xa “giá đằng này tuổi rồi còn đánh lừa một con chó”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.