So sánh yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

mieu-ta-va-bieu-cam-trong-van-ban-tu-su-10857-2

So sánh yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

1(a) Miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

– Trong miêu tả năng lực quan sát đc bộc lộ rõ nhất xây dựng hình tượng về một đối tượng thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết. Phương thức chủ yếu là tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan về đối tượng.

1(b) Biểu cảm: là bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.

– Biểu cảm (trữ tình): thơ trữ tình, ca dao, tuỳ bút…

– Tình cảm phải đẹp,trong sang, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Thông qua miêu tả để bộc lộ cảm xúc về đối tượng đồng thời kêu gọi sự đồng cảm. Phương thức chủ yếu là bộc lộ cảm xúc.

2. So sánh:

+ Miêu tả trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả

– Giống: ở cách thức tiến hành(tái hiện lại).

– Khác: trong văn bản tự sự không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ miêu tả khái quát về đối tượng để truyện có sức hấp dẫn

+ Biểu cảm trong tự sự và trong văn bản biểu cảm.

– Giống: về cách thức bộc lộ cảm xúc

– Khác: Ở văn bản tự sự chỉ là những cảm xúc xen vào trước sự việc→ tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm đối với người đọc nghe còn trong văn bản biểu cảm thì ngược lại.

Thực tế không thể chỉ ra ranh giới tuyệt đối giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Các yếu tố này luôn đan xen nhau

– Nếu văn bản tự sự chỉ có cốt truyện, nhân vật, sự việc thì sẽ khô khan, trần trụi. Vì vậy có các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì sẽ sinh động hơn và tạo ra chất văn cho văn bản tự sự

3. Căn cứ để đánh giá: hiệu quả, tác động của văn bản tự sự tới nhận thức và cảm xúc của người đọc/nghe.

4. Giải thích:

a. Đoạn trích trên là một trích đoạn tự sự. Vì nó có nhân vật và sự việc cụ thể (nhân vật: cô tiểu thư và chàng trai chăn cừu; sự việc: 1 đêm thức trắng)

b. Xác định các yếutố miêu tả và biểu cảm:

c. Nhận xét:các yếu tố đó giúp cho đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu chất trữ tình.

– Nếu thiếu những yếu tố này chúng ta không cảm nhận hết những gì tốt đẹp trong đó

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả tự sự của đoạn trích, cho người đọc thấy được vẻ hồn nhiên, thơ mộng của cảnh vật của long người, người đọc sẽ rung động khẽ khàng, say sưa như tâm hồn chành trai chăn cừu bên cô gái xinh đẹp.

+ Miêu tả và biểu cảm là 2 yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố này mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

1. Chọn và điền từ (theo thứ tự)
a. Liên tưởng (liên tưởng đến sự vật có liên quan)
b. Quan sát (nhìn rõ, biết rõ)
c. Tưởng tượng( tạo ra cái không hề có)

2. Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự không chỉ có quan sát mà còn phải liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc

3. Để câu chuyện làm rung động người đọc thì cảm xúc phải nảy sinh từ: (chọn các đáp án:a,b,c – SGK/75)

Ghi nhớ (SGK)

III. Luyện tập:

1(a) Nhận xét: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm đa dạng hoá và sinh động hoá văn bản nó giống như chất keo tạo nên sự gắn bó giữa các sự việc trong tự sự

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.