moi-nha-van-chan-chinh-buoc-len-van-dan-ve-thuc-chat-la-su-cat-tieng-bang-nghe-thuat-cua-mot-gia-tri-nhan-van-nao-do-duoc-chung-cat-tu-nhung-trai-nghiem-sau-sac-trong-truong-doi-bang-nhung-hieu-b

Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời. Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

“Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”.

Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Mở bài:

Văn học như dòng suối tưới mát cuộc đời như hoa thơm cho mật ngọt như ánh mặt Trời chiếu sáng cuộc sống. Nhưng trên hết, tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật mà người nghệ sĩ là kẻ đặt những viên gạch đầu tiên cho đến lúc hoàn thành tác phẩm. Văn học nghệ thuật – sự tổng hòa của thế giới hiện thực khách quan và thế giới tầm hồn của nhà văn – kết tinh trong khả năng sử dụng ngôn ngữ; câu từ của người nghệ sĩ. Một tác phẩm văn chương thực sự đi vào lòng người khi cho ta cảm nhận được toàn bộ hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khi nó bộc lộ rõ tấm lòng tâm tư tình cảm của người cầm bút, và đặc biệt phải giúp người đọc lưu lại trong tâm khảm một ấn tượng thực về phong cách nhà văn. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”.

  • Thân bài:

Có rất nhiều định nghĩa vể người nghệ sĩ. Nói như Sê-khốp: “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” hay, say sưa và mãnh liệt hơn nữa, Enxa Triole đã cất cao lời ngợi ca: “Nhà văn là người cho máu”. Họ nhìn nhà văn từ khía cạnh tư tưởng và đề cao giá trị tâm hồn của người nghệ sĩ. “Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó”, cái thế giới được tạo lập bằng những hình tượng có khả năng bao quát cao nhất cuộc sống đang chảy trôi, có khả năng truyền tải được cho người: đọc những nhân sinh quan, vũ trụ quan mà người viết đã “chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”.

Và thế giới rộng lớn nhất của mỗi nhà văn chính là những tác phẩm, những trang viết. Nó là kết quả của quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ, là phương thức ngắn nhất để chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực xã hội thông qua hệ thống hình tượng mà nhà văn “trải nghiệm sâu sắc”. “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật” (chữ đùng của Nguyễn Tuân), tài năng, tâm hồn của mỗi nhà văn đều được thể hiện thông qua hình tượng của tác phẩm, nó chính là tấm gương phản chiếu quan niệm của người viết và hiện thực xã hội đang diễn ra. “Nhà văn chân chính bước lên văn đàn” phải là người có tài thể hiện cá tính sáng tạo riêng biệt của mình thông qua hình tượng trong tác phẩm.

Nhắc đến khái niệm người nghệ sĩ, không thể thiếu vắng được cái “tôi” riêng biệt. Như Viên Mai đã nói: “Làm người không cần có cái tôi nhưng làm thơ thì phải có cái tôi” Cái “tôi” nghệ sĩ được thể hiện qua tất cả mọi phương diện của tác phẩm khi “nhà văn chân chính bước lên văn đàn Từ ngôn ngữ nghệ thuật đến nội dung tư tưởng. Một Huy Cận với cái “tôi” bụồn tê tái cõi lòng, một Xuân Diệu với hổn thơ “khát khao giao cảm với đời” mãnh liệt và cháy bỏng, tất cả đã tạo nên được một thế giới riêng trong tác phẩm của họ, “về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó”. “Sự cất tiếng” của mỗi nhà văn là kết tinh của một cá tính sáng tạo độc đáo, của những xúc cảm và rung động thẩm mĩ của họ “được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”. Con người ai cũng cần có một góc riêng tư để bay bổng thăng hoa cùng với những buồn vui cuộc sống, những thăng trầm biến động của cuộc đời.

Nhà văn cũng là con người – những người được ưu ái ban cho một trái tim nhạy cảm biết khóc cười trước bộn bề cuộc sống. Và họ đem những rung động ấy vào trong tác phẩm cũng như chúng ta trút những nỗi niềm ở chốn riêng của mình vậy. Nhưng tác phẩm văn chương không chỉ là một thế giới bộn bề để trút những cảm xúc cá nhân, nó là kết quả của một quá trình sáng tạo và chắt lọc những tinh hoa cuộc sống; những xúc cảm thẩm mĩ của nhà văn. Đó là nét riêng trong thế giới của mỗi nhà văn. Thượng đế tạo nên cuộc sống từ cây cỏ, chim muông; từ đất đai rừng núi cho đến con người. Còn nhà văn “chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời” để tạo lập ra thế giới riêng của mình bằng những hình tượng văn học. Nó là bức tranh cuộc sống vừa cụ thể, cảm tính; vừa khái quát và có ý nghĩa thẩm mĩ lớn lao.

Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc của cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp, Hơn nữa, nếu một tác phẩm nghệ thuật chỉ gắn với sách vở, lí thuyết; không gắn với thực tế đời sống thì chỉ là một thứ nghệ thuật vô nghĩa. Tác phẩm nghệ thuật chân chính phải “là sự cất tiếng của một giá trị nhân văn nào đó” mà nhà văn muốn gửi gắm. Nói như M. Gorki: “Nghệ sĩ là người biết khai thác cái đẹp, cái ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong ấn tượng đó một giá trị nhân văn”. Đó chính là sự khái quát ngắn gọn nhất cho quá trình hình thành những hình tượng văn học trong các tác phẩm, Nó có giá trị phản ánh cuộc sống vô cùng sắc bén và chân thực. Văn học nghệ thuật luôn là công cụ đặc biệt để hiểu biết; khám phá và sáng tạo của nhà văn, và hình tượng văn học chính là lưỡi dao sắc bén để người viết xoáy sâu, đâm thẳng vào những ung nhọt của xã hội để mà phê phán mà cải tạo.

Nhưng không dừng lại ở đó; bản chất của nghệ thuật là sáng tạo thông qua quy luật của cái đẹp, vì thế hình tượng văn học đòi hỏi bản chất mĩ cảm, tính thẩm mĩ rất cao. Nó phải là bể sâu, là dòng nước mát lành ngọt ngào mà nhà văn khơi nguồn tìm kiếm. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng ngoài ô cửa sổ đã cứu sống cuộc đời con người trong câu chuyện cảm động về tình; người của nhà văn O.Henri là biểu tượng đẹp nhát cho khát vọng nghệ thuật dâng trào, cho : ước vọng sống cao đẹp của những người nghệ sĩ.

Mỗi nhà văn chân chính sáng tạo ra một hình tượng vừa có tính thẩm mĩ, vừa có giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực đều là một sự dụng công thần kì của con tim và khối óc của người viết Trước một bông hoa ta ngẩn ngơ say đắm, trước một đôi má hồng ta dạt đào thương yêu gặp những giọt lệ buồn ta quặn thắt con tim. chính những phút yêu thương hờn giận ấy quá ngòi bút sáng tạo của nhà văn đã trở thành một thế giới riêng biệt trong tác phẩm – tiếng nói nhân văn.

“Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật : của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”. Giá trị của tác phẩm chính là sự kết hợp giữa nhân sinh quan của người viết và cái thực tế của thời đại. Nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được nhìn qua lăng kính “từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời”. Vì vậy thông qua các hình tượng nhân vật trong tác phẩm, bao giờ người đọc cũng nhận ra “đôi mắt ”, nhìn thấy được phong cách độc đáo của nhà văn gửi gắm trong những đứa con tinh thần của mình. Một Hồ Chí Minh trí tuệ, cổ điển và hiện đại với hình tượng “trăng” soi tỏ những áng thơ hay, một Nam Cao lạnh lùng nhưng giàu tình thương với hình tượng người nông dân tha hóa và người trí thức sống mòn đã ăn vào gốc rễ tác phẩm, tất cả đều là những tuyệt bút; phản ánh được thực tế của thời đại thông qua cái nhìn chủ quan của nhà văn. Có tình nhưng vẫn không hề mất ý, có chất cảm quan nhưng vẫn không làm lu mờ hiện thực đời sống khách quan đó chính là cơ sở tạo hình tượng nhân vật của nhà văn từ “sự chựng cất từ những trải nghiệm sâu sắc”.

Điểm đến Hồ Chí Minh, Nam Cao, Thạch Lam… ta không thể quên nhắc đến Nguyễn Tụân – người đi lượm lặt những cánh hoạ tàn của thời quá khứ. Ông là một trong những nhà văn có ý thức sớm nhất về nghề văn trong tác phẩm củạ mình. Có người coi trọng cái chân, có người coi trọng cái thiện nhưng Nguyễn Tuân lại tôn thờ cái mĩ. Ông luôn nhìn cuộc đời và con người dưới góc độ thẩm mĩ, tiếp nhận cuộc sống từ nhiều góc độ văn hóa, nghệ thuật. Chính vì vậy mà trong sáng,tác của Nguyễn Tuân, đâu đâu ta cũng thấy được những chân dung và hình : tượng con người tuỵệt đẹp. Mỗi hình ảnh của cuộc sống mà nhà văn tái hiện trọng tác phẩm bao giờ cũng chứa đựng một thái độ sống một ước mơ, khát vọng về lẽ phải, về cái đẹp. Nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải miêu tả cái đang có là vì cái nên có, cái cần phải có. :

Văn học là cuốn đại bách khoa toàn thư về cuộc sống. Mỗi tác phẩm ưu tú là một mảnh đời; mảnh tâm hồn dân tộc, một tiếng nói của lương tri thời đại. Hiện thực trong tác phẩm không chỉ chân thực mà còn phải sống động. Đọc một tác phẩm tốt là như đang xem một cuốn phim hay mà : mỗi diễn biến của cuộc đời nhân vật như đang hiện ra trước mắt. Ta như được sống cùng thời đại nhân vật, được khóc cười, được hạnh phúc và đớn đau trên mỗi chặng đường đời nhân vật. Tác phẩm nghệ thuật của “nhà văn chân chính khi bước lên văn đàn” thực.sự phải nối liền được những khoảng cách không gian và thời gian, nối liền tâm hồn với tâm hồn, nối giữa tâm hồn chân trời của một người đến chận trời của tất cả.

Hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm phải có sức khái quát và điển hình cao độ. Qua số phận con người ta nhận ra bóng dáng của cả thời đại, nhận ra bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội nhân vật đang sống. Truyện ngắn chí Phèo của Nam Cao thực sự là một tác phẩm hấp dẫn bởi sự cất tiếng của một giá trị nhân văn chân thực trong từng chi tiết của nó. Chỉ có ở văn học nghệ thuật mới có sự cất tiếng đầy đủ và thống nhất. Giữa cuộc sống tưởng chừng như yên bình của làng Vũ Đại, ta thấy nổi lên một đợt sóng thần dữ dội. Hình tượng nhân vật Chí Phèo đã cuốn phăng đi vẻ ngấm ngầm yên ả nhưng bên trong đang hỗn độn, mục ruỗng của một làng xã nông thôn Việt Nam thuở bấy giờ.

Với Chí Phèo của Nam ,Cao đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Nếu như với Nguyễn Công Hoan, đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh; với Thạch Lam, đời là miếng vải có lỗ thủng; những vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn thì với Nam Cao, cụộc đời là một tấm áo cũ bị xé rách tả tơi, từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình; mỗi số phận. Chất .hiện thực thấm đẫm trong không gian toàn cảnh của tác phẩm. Nam Cao miều tả làng Vũ Đại ở thế “quần ngư tranh thực” “bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon đấy, nhưng mà năm bè bảy mối, bè nào cũng muốn ăn.Các phe cánh đánh đu, chia rẽ để bóc lột con em và trừng trị lẫn nhau.

Xã hội ấy mục nát từ những thành phần nhỏ bé nhất. Kẻ cùng như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ thì bị đẩy vào nhà tù thực dân, để rồi quay trở lại với cuộc đời với bộ mặt và tầm hồn của qụỷ dữ. Kẻ tầng lớp trên như Bá Kiến, lí Cường, đội Tảo… thì dâm ô; độc ác tham lam, tàn nhẫn không từ một thủ đoạn nào để bóc lột người dân. Hãy lắng nghe triết lí trị người của Bá Kiến: “Phải có những thằng đấu bò để trị những thằng đầu bò. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng nhưng được rồi thì vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá”. Ta như nhận ra hình ảnh quen thuộc của những tên địa chủ phong kiến trong xã hội cũ. Bá Kiến của Nam Cao cũng như Nghị Qụế của Ngô Tất Tố, Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan, Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng… đều mang bản chất đặc trưng của bộ máy thống trị xã hội: Bản chất bóc lột và áp bức, là hình ảnh điển hình cho giai cấp thống trị ngày xưa.

Tính chân thực trong Chí Phèo của Nam Cao luôn gắn liền với mọi biến động của lịch sử xã hội, là hình ảnh khúc xạ của xã hội đương thời từ giai cấp thống trị đến giai cấp bị trị để ngàn năm sau, văn học vẫn sang sảng một tiếng cười Bá Kiến, vẫn uy thế một tiếng quát Bá Kiến như hình tượng tiêu biểu của bộ máy quyền lực một thời. Xây dựng nên một không gian hiện thực, Nam Cao đã đặt vào đó những con người hiện thực với những gì tiêu biểu nhất cho số phận người nông dân trước Cách mạng qua hình tượng nhân vật Chỉ Phèo. Chí Phèo là đứa con của xã hội phong kiến được nhào nặn dưới bàn tay của xã hội phong kiến và nhà tù thực dân. Chí Phèo là một sản phẩm dị dạng hoàn hảo củạ xã hội đương thời.Xuất phát từ một anh canh điền hiền lành, chính bộ máy chính quyền cửa xã hội, mà Bá Kiến là đại diện, đã đẩy Chí Phèo vào tù một cách vô cớ và bất ngờ, chỉ qua những lời “nghe đâu, hình như là” đúng với bản chất độc ác, vỏ tình của xã hội.

Và chính hiện thực khắc nghiệt đã khiến Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ra tù, không nhà cửa, không mẹ cha, không ruộng vườn,nghề ngỗng… thử hỏi Chí Phèo có thể sống bằng gì nếu không phải là cướp bóc? Hắn giành giật từ cuộc đời những gì cuộc đời đã cướp đoạt của hắn. Đó là miếng cơm manh áo là quyền sống tối thiểu của một con người. Bởi thế, Chí Phèo phải cướp bóc, phải đập phá; phải đâm chém. Con người bị cuộc đời cướp cả nhân hình và nhân tính ấy đã vùng vẫy trong vũng bùn cuộc đời để trả thù cuộc đời bằng cách đạp đổ bao hạnh phúc, gây nên bao nhiêu máu và nước mắt cho chính nơi đã sản sinh và quay lưng lại với hắn. Trở lại với cuộc đời, Chí không được đón nhận và càng bị thờ ơ thì hắn càng đập phá và càng đập phá thì Chí Phèo càng bị ghê tởm và xa lánh.

Quan niệm văn chương “mỗi nhà văn chân chính bước lên vãn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời” là quan niệm muôn đời. Nó đặt ra vai trò của người viết văn cũng như những chức năng cơ bản của văn chương. Mỗi nhà văn cần phái có ý thức xây dựng cho mình một thế giới hình tượng riêng. Nhân sinh quan, vũ trụ quan của người viết là cái gốc để chưng cất tác phẩm, vì vậy mà mỗi nhà văn phải có trách nhiệm rèn luyện nhân sinh quan sống tích cực để sáng tạo nên được những hình tượng có giá trị nhân văn cao cả, vừa phản ánh được hiện thực nhưng vẫn không làm mất đi giá trị nhân đạo của tác phẩm. Mỗi sáng tạo văn chương đều có ảnh hưởng rất lớn tới người đọc. Khi tiếp nhận mỗi tác phẩm văn học, cùng là ta đã hấp thu những tinh hoa, vốn sống mà người viết mất cả đời tìm tòi; khám phá.

Chính vì vậy, người đọc văn cũng cần đọc sâu, hiểu thấu những ý đồ mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm văn học, qua đó khái quát lên được phong cách độc đáo của nhà văn cũng như trau dồi thêm vốn sống cho mình. Có như vậy con đường nối giữa tác phẩm và độc giả mới ngắn bước hơn nữa.ngã của lòng vô tâm, ích kỉ trong mỗi con người đã góp phần đẩy Chí Phèo về phía phi nhân loại. Ngòi bút đầy đớn và chua xót của Nam Cao đã nhìn ra một hiện thực chua chát của xã hội đương thời. Khi con người bị đè nén, áp bức, khi con người bị cuộc sống nghiệt ngã dồn đến bước đường cùng, nếu không phải là tìm đến cái chết như lão Hạc thì chỉ còn con đường lưu manh hóa, đê tiện hoa, chỉ còn còn đường sa đọa phải lừa đảo, phải cướp bóc như Binh Tư, như Chí Phèo. Số phận đau đớn của Chí Phèo là một minh chứng chân thực và sống động nhất cho hiện thực khốc liệt của xã hội đương thời.

Trong xã hội ấy, con người không có quyền sống đúng với bản tính lương thiện củá mình con người không có quyển được hưởng hạnh phúc. Chí Phèo khi nhận ra bi kịch của cuộc đời mình khi biết khát khao cuộc sống lương thiện cũng là lúc hắn nhận ra khát khao không bao giờ trở thành hiện thực. Để rồi, cũng như lão Hạc, Chí Phèo tìm đến cái chết như một giải pháp tất yếu cho cuộc đời bi kịch của minh. Tiếng kêu đầy tuyệt vọng của Chí Phèo trước lúc chết: “Tao muốn làm người lương thiện… Ai cho tao lương thiện… Làm sao xóa được những vết sẹo trên mặt này” là những câu hỏi nhức nhối xoáy vào lương tri thời đại và trái tim người đọc.

Làm sào có thể hết những cuộc đời như Chí Phèo nếu như trong xã hội vẫn còn những đại diện cửa bộ máy thống trị độc ác và bất lương như Bá Kiến, vẫn còn những bất công và đau khổ đày đọa con người, vẫn còn sự thờ ơ và lạnh lùng của lương tâm quay lừng lại với những số phận đáng thương; bất hạnh? Trang viết của Nam Cao sắc lạnh những chi tiết hiện thực xoáy sâu vào lòng người đọc nỗi đau của một thời đại đầ qua nhưng bóng dáng của con người thời đại vẫn tồn tại tới tận ngày hôm nay. Những Chí Phèo, Thị Nở đã từ trang văn bước ra cuộc đời như một tính cách tiêu biểu, một nhân vật điển hình khẳng định sức sống của chi tiết hiện thực trong tác phẩm và tài năng bậc thầy của nhà văn Nam Cao.

  • Kết bài:

Văn chương muốn đời vẫn lụôn là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác. Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời. Chắt chiu hàng ngàn hạt “bụi quý” giữa cuộc sống bề bộn ngoài kia để đúc lên “bóng hồng vàng” văn chương; nhà văn đã thực sự đem hạnh phúc và vẻ đẹp cho cuộc sống này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang