Nếu biết nhìn nhận, ta sẽ luôn thấy điều tốt ở người khác

Nếu biết nhìn nhận, ta sẽ luôn thấy điều tốt ở người khác.

Dale Carnegie là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX, được mệnh danh là “Cha đẻ của nền giáo dục trưởng thành”. Carnegie sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng quê nước Mỹ. Sau khi lớn lên, cậu bé Carnegie bị coi là đứa trẻ nghịch ngợm, hàng xóm đều không thích cậu. Bố cậu cũng thường xuyên đau đầu vì những chuyện cậu đã làm. Năm Carnegie chín tuổi thì bố tái hôn. Mẹ kế là một người cao quý và có giáo dục. Bố nói với mẹ kế về Carnegie: “Nó thường hay gây chuyện”.

Carnegie tưởng rằng mẹ kế sẽ nghe lời bố nhưng mẹ kế lại mỉm cười đi đến trước mặt Carnegie, nói với bố của cậu rằng: “Anh sai rồi, Carnegie không phải là đứa trẻ hư nhất thị trấn, ngược lại, nó là đứa trẻ thông minh nhất, chỉ là sự thông minh, tài trí của nó vẫn chưa được phát hiện. Chắc chắn sau này nó sẽ là đứa trẻ giỏi giang nhất“.

Lời nói của mẹ kế khiến Carnegie thấy lòng ấm áp, xúc động đến không kìm được nước mắt. Từ trước tới nay chưa có ai khen ngợi cậu. Cậu chỉ nghe thấy những lời mắng mỏ và chê trách. Chính vì câu nói hay, Carnegie bắt đầu chăm chỉ học tập, thay đổi số phận của mình.

Năm Carnegie 14 tuổi, mẹ kế mua cho cậu một chiếc máy đánh chữ cũ, khích lệ cậu sáng tác. Carnegie cũng bắt đầu gửi bài cho những tờ báo ở đó. Mẹ kế đã dùng phương pháp giáo dục đặc biệt, thay đổi con người Carnegie, đặt nền móng cho sự nghiệp huy hoàng của ông sau này.

Bài học:

Chúng ta thường có thói quen chỉ trích một điều trái tai gai mắt hơn là cố phát hiện những năng lực ẩn chứa trong đó. Lời khen ngợi không hề tốn kém. Hãy khen ngợi để động viên và giáo dục hơn là thù ghét một cái gì đó không làm bạn hài lòng.Dù là người hình thường hay bậc vĩ nhân thì hy vọng được nghe những lời, khen ngợi không phải là xu nịnh mà là sự khích lệ chân thành, đồng thời cũng là một sự thúc đẩy.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.