Nghị luận: Không ngừng học hỏi

nghi-luan-khong-ngung-hoc-hoi

Nghị luận: Không ngừng học hỏi

  • Mở bài:

Triết gia Socrates từng nói: “Càng học nhiều, càng thấy mình biết ít”. Nhà bác học Đác-uynh cũng cho rằng: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Quả thực, những gì chúng ta đã biết chỉ là một giọt nước, những gì chúng ta chưa biết là cả một đại dương. Bởi vậy, học tập không ngừng nghỉ là việc cần làm đối với mỗi con người.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

Học hỏi là gì?

– “Học hỏi”: là quá trình con người rèn luyện, trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn để hoàn thiện bản thân, nỗ lực tìm tòi và học tập những điều hay lẽ phải từ trong sách vở, từ người khác và từ cuộc sống phong phú ở xung quanh.

→ Không ngừng học hỏi là điều kiện để con người thành công.

2. Bàn luận: 

Tại sao lại cần phải không ngừng học hỏi?

– Muốn phát triển bản thân và thành công trong cuộc sống, con người cần phải hiểu biết nhiều. Muốn có nhiều hiểu biết, không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Học tập chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công. Qua học tập, chúng ta không ngừng mở rộng sự hiểu biết về thế giới và bản thân, giúp bạn tự tin về mọi mặt trong cuộc sống.

– Kiến thức của nhân loại là vô tận. Mặt khác, nguồn kiến thức ấy lại không ngừng tăng lên mỗi ngày. Nếu dừng việc học, con người sẽ bị lạc hậu, không đủ năng lực để đáp ứng công việc trong hiện tại và đánh mất cơ hội ở tương lai. Không ngừng học hỏi sẽ giúp tâm hồn rộng mở, bắp kịp xu thế của thời đại. Nếu không học hỏi, nâng cao bản thân, con người sẽ tụt hậu. Mỗi cá nhân tụt hậu sẽ kéo theo sự thoái hóa về nhiều mặt trong xã hội. Càng học hỏi nhiều, chúng ta càng tăng thêm cơ hội thành công.

– Chỉ khi không ngừng học hỏi, con người mới niềm vui, biết quý trọng cuộc sống, được sống trong hạnh phúc đích thực.

– Không ngừng học hỏi là một cách thể hiện lòng biết ơn đối với lớp người đi trước đã dày công vun đắp tri thức và tiếp tục tạo ra những tri thức mới mẻ cho đời sau.

– Không ngừng học hỏi thể hiện bản lĩnh sống mạnh mẽ và khát vọng sống có ích, khát vọng sống thành công mãnh liệt ở con người.

– Các nguồn để học hỏi: sách vở, từ những người thân, bạn bè, thầy cô, từ trải nghiệm của cá nhân mình.

Tóm tại, học hỏi là quá trình giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, và nhờ học hỏi, chúng ta sẽ hiểu rõ được bản chất ở những vấn đề mà bạn tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu,….

3. Bàn luận mở rộng:

– Trong cuộc sống, vẫn còn có mọt số người tự cao, tự mãn với bản thân, cho mình đã hiểu biết nhiều, xem thường người khác. Một số khác lười biếng học tập, xem thường tri thức. Những người như thế thật đáng chê trách.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Nhận thức: Học tập là cuốn vở không có trang cuối (Ka-li-nin). Chỉ có học tập, con người mới tiến bộ. Chỉ có không ngừng học tập, con người mới không bị lạc hậu.

– Hành động: kiên trì học tập. Học tập mọi lúc mọi nơi. Học tập suốt cuộc đời.

  • Kết bài:

– Không ai sống đủ lâu để học mọi thứ mình cần phải học từ điểm đầu tiên. Để thành công, chúng ta tuyệt đối phải tích cực đi tìm những người đã trả giá để học những điều chúng ta cần nhằm đạt được mục tiêu của mình. Nếu ta không gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho ta bóng râm khi ta về già. Tuổi trẻ nên chăm lo học tập cho thật tốt để mai này đem sức mạnh của tri thức tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho chính mình và cống hiến vào sự phát triển chung của đất nước.

Xem thêm:

Nghị luận: Học hỏi là việc phải làm liên tục suốt đời

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.