Nghị luận: Sáng tác của nhà văn là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối (Pautôpxki)

nghi-luan-sang-tac-cua-nha-van-la-de-cho-cai-dep-cua-trai-dat-cho-loi-keu-goi-dau-tranh-vi-hanh-phuc-cho-niem-vui-va-tu-do-cho-cai-cao-rong-cua-tam-hon-cho-suc-manh-cua-tri-tue-se-chien

Nhà văn Pautôpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”.

(trích Bông hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010)

Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT.


Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích vấn đề: 

– “cho cái đẹp của trái đất”: văn học có giá trị thẩm mĩ; nhà văn phản ánh cái đẹp cụ thể xung quanh ta và hướng con người đến chân – thiện – mĩ.

– “cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do”: văn học vì những điều tốt đẹp của con người, vì tiến bộ của loài người.

– “cho sự cao rộng của tâm hồn con người”: văn học có chức năng giáo dục, thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người tự hoàn thiện mình.

→ Câu nói trên đề cao các giá trị của văn học, nêu lên quan niệm về mục đích của nghề văn và sứ mệnh cao cả của nhà văn.

2. Bàn luận:

a. Văn học “cho cái đẹp của trái đất”: văn học phải hướng tới cái đẹp:

– Bản thân “cái đẹp của trái đất” đã rất phong phú, nhiệm vụ của nhà văn là thâu tóm những khoảnh khắc tồn tại của cái đẹp giữa cuộc đời và bất tử hóa bằng tác phẩm của mình.

– Văn học khơi gợi sự quan tâm và ý thức của con người về cái đẹp quanh mình.

b. Tác phẩm văn học còn “cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do”:

– Đó là cảm hứng nhân văn của văn học – văn học vì những điều tốt đẹp của con người.

– Khi văn học đấu tranh cho hạnh phúc của con người, văn học “tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác” (Thạch Lam), giúp con người nhen nhóm ý thức phản kháng và hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn.

– Văn học mang lại niềm vui cho con người, là người bạn tốt nhất sẻ chia tâm sự với ta.

– Văn học còn là một phương tiện đấu tranh cho tự do, văn học còn mở rộng tầm nhìn, hướng con người tới những giá trị cao rộng, tốt đẹp.

c. Tác phẩm văn học còn “sự cao rộng của tâm hồn con người”:

– Thông qua hình tượng văn chương, người đọc tự nhận thức về mình, tự hoàn thiện nhân cách của mình.

– Văn học góp phần thanh lọc tâm hồn con người, bồi đắp cho tâm hồn thêm phong phú, trong sáng và sâu sắc hơn.

3. Đánh giá – mở rộng:

– Ý kiến của Pauxtôpxki thể hiện suy tư đầy tâm huyết về nghề văn, về sứ mệnh cao cả của người cầm bút. Đó là quan niệm về nghề văn của một nhà văn chân chính.

– Tác phẩm văn học chân chính góp phần nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên “người” hơn, xứng đáng với từ Con Người viết hoa.

– Hiểu được lợi ích lớn lao của văn học, người đọc cũng cần hiểu quá trình sáng tác của nhà văn, hiểu những cống hiến, hi sinh thầm lặng cao cả của “những người cho máu” (nhà văn Pháp Triolet) để phục vụ cho lợi ích của con người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.