Nghị luận: Suy nghĩ về những tác hại của các trò chơi điện tử đối với lứa tuổi học sinh

Nghị luận: Suy nghĩ về những tác hại của các trò chơi điện tử đối với lứa tuổi học sinh

  • Mở bài:

Trò chơi điện tử (game) là sản phẩm của công nghệ điện tử, vốn chỉ là một trò giải trí. Thế nhưng, ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ sa đà vào trò chơi này, dẫn đến sa sút kết quả học tập và đạo đức. Không những thế, chính trò chơi điện tử là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và hành vi vi phạm pháp luật, khiến xã hội vô cùng bức xúc, nhiều phụ huynh lo lắng.

  • Thân bài:

Tính hấp dẫn của các trò chơi điện tử:

+ Trò chơi điện tủ là sản phẩm của trí tuệ, không thể phù nhận những tác động tích cực của nó đối với xã hội.

+ Trò chơi điện tử lành mạnh dễ thực hiện, sinh động với hỉnh ảnh, âm thanh mới lạ, phong phú. Nó góp phần giúp tư duy nhạy bén, năng động hơn.

+ Trò chơi điện tử lành mạnh rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn – là lựa tuổi ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.

+ Trò chơi điện tử lành mạnh có vai trò giúp con người giải trí, khuây khỏe đầu óc, giảm căng thẳng thần kinh, lấy lại cảm giác hưng phấn trong công việc và đời sống.

Những tác hại khôn lường của các trò chơi điện tử không lành mạnh:

+ Nhiều trò chơi mang tính bạo lực, kinh dị hoặc đồi trụy có ảnh hưởng xâu đến việc phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh.

+ Những thiết bị điện tử gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tham gia trò chơi.

+ Hiện tượng rất nhiều thanh thiếu niên vì quá say mê trò chơi điện tử nên bỏ bê học hành, sức khỏe giảm sút, thậm chí dẫn đen nhiều trường hợp tử vong.

+ Say mê trò chơi điện tử là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

+ Say mê trò chơi điện tử làm hao tổn tiền bạc, sức khỏe, tinh thần và thời gian của học sinh. Đó là những tổn hại to lớn và không thể bù đắp được.

Giải pháp khắc phục:

+ Việc mải chơi điện từ mà sao nhãng học tập là việc đáng phê phán, cần được chấn chỉnh. Đây là một hiện tượng xã hội cần được sự quan tâm đúng mức, đồng bộ của nhà trường – gia đình và xã hội. Nhà trường, gia đình tăng cường giáo dục ý thức tự giác trong học tập; các cơ quan chức năng cân quản lí chặt chẽ và có hiệu quả hơn nữa đổi với việc kinh doanh các trò chơi điện tử …

+ Bản thân mỗi học sinh cần nâng cao nhận thức về cái lợi và cái hại của các trò chơi điện tử nhằm tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp và an toàn nhất.

+ Bài học nhận thức và hành động: cần có nhận thức đúng về trò chơi điện tử và tác hại của nó đối với lứa tuổi.

  • Kết bài:

Trò chơi điện từ là một thú tiêu khiển hấp dẫn của giới trẻ hiện nay nhưng nếu không biết điểu tiết, sẽ dẫn đến nhiều tác hại sai lầm. Đừng để sự say mê mù quáng dẫn bản thân đến những sai lầm mà đáng ra không nên có.


Bài tham khảo:

Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, mọi thứ ngày càng tân tiến hơn. Và đương nhiên, trò chơi điện tử cũng như thế. Các lập trình viên ngày càng nâng cấp chất lượng trò chơi điện tử của họ nhằm thu hút người chơi. Việc giải trí này không phải là không tốt, thế nhưng lại có những người chơi từ tối đến sáng, từ ngày này qua ngày khác, và đa số là giới trẻ_những học sinh.

Trò chơi điện tử (game) là hệ thống kết hợp giữa công nghệ máy tính và các thiết bị vi mạch để giao diện có thể phản hồi theo ý của người chơi. Trò chơi điện tử có rất nhiều thể loại như hành động, kinh dị, phiêu lưu,… Còn phân loại về lối chơi thì có game đối kháng, game arcade,… Trò chơi điện tử được thiết kế không nhằm mục đích xấu, Mà là giúp mọi người xả stress sau giờ học, giờ làm việc. Nhưng vì việc nâng cấp giao diện thêm bắt mắt đã làm giới trẻ thích chơi đến mức không ngừng lại được, dẫn đến nghiện trò chơi điện tử.

Nghiện trò chơi điện tử ở nước tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường là một hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Việc này ảnh hưởng rất trầm trọng đến việc học tập của học sinh vì họ có thể chơi nhiều giờ hay thậm chí là nhiều ngày không ngừng nghỉ. Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn video ghi lại cảnh các bạn còn mặc đồng phục vào quán net chơi hay những phụ huynh quát tháo đánh đập con mình tại quán net trên những trang mạng.

Thế nhưng trẻ em như một tờ giấy trắng thì tại sao lại có việc chị em nghiện trò chơi điện tử? Một phần là do chính các học sinh đã tìm hiểu về nó hoặc đã bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của trò chơi điện tử qua lời kể của các bạn. Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính. Hầu hết là do cha mẹ không quan tâm đến con mình, nhà trường không trực tiếp làm đề tài về việc nghiện trò chơi điện tử và tác hại của chúng.

Nghiện trò chơi điện tử quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt học tập. Các trò chơi điện tử còn gây tật khúc xạ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan mắt. Không những thế, chứng bệnh này còn có thể làm sức khỏe bị suy giảm trầm trọng hay thậm chí là tử vong. Không đùa đâu! Một học sinh ở Trung Quốc đã đột quỵ ngay trên bàn máy tính sau khi chơi game hai ngày liền!

Các trò chơi điện tử có nội dung bạo lực, đồi trụy,… còn có thể phá hỏng đạo đức của học sinh. Các con nghiện có thể có những hành vi như lừa lọc, cướp bóc, hay thậm chí là giết người chỉ nhằm thỏa mãn sự thèm khát chơi trò chơi điện tử của bản thân. Nghe có vẻ như nghiện ma túy nhỉ? Đúng thế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nghiện trò chơi điện tử còn nguy hiểm hơn cả nghiện ma tuý, nhất là trò chơi điện tử có tính bạo lực. Người nghiện trò chơi điện tử bạo lực sẽ có cảm giác mình đang ở trong một thế giới đầy bạo lực như trong trò chơi điện tử, làm họ bị rối loạn về tinh thần hay thậm chí là phản kháng lại một cách mạnh mẽ như chém, đâm người vô tội.

Vậy làm thế nào để khắc phục tác hại của các trò chơi điện tử? Đến nay, thế giới vẫn chưa thể tìm ra một biện pháp triệt để. Thế nhưng nhà trường đã có những biện pháp như cấm học sinh đi chơi sau giờ học, tuyên truyền về những tác hại của việc mê trò chơi điện tử. Các phụ huynh cũng đã cố gắng để theo dõi con em mình nhiều hơn tránh gây sự nghiện game ở giới trẻ. Ngoài ra, học sinh_chúng ta đây cần phải tự mình điều tiết thời lượng chơi game của bản thân.

Trò chơi điện tử không xấu, phương pháp chơi các trò chơi điện tử mới là thứ tất yếu dẫn đến việc nghiện trò chơi điện tử. Thế nên, hãy cùng chung tay xây dựng môi trường học tập nói không với việc nghiện trò chơi điện tử.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang