Nghị luận: Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc (Trương Hiền Lương) và Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài (Truman Capote)

nghi-luan-truyen-ngan-giong-nhu-nuoc-hoa-qua-co-dac-va-do-la-mot-tac-pham-nghe-thuat-co-be-sau-nhung-lai-khong-duoc-dai

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc”, còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.

Anh chị hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua một vài truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao.


Giải thích ý kiến của hai nhà văn:

Ý kiến của Trương Hiền Lương và Truman Capote tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều nêu lên đặc điểm và phẩm chất của thể loại truyện ngắn:

– Về đặc điểm thể loại, truyện ngắn cần sự “cô đặc” (Trương Hiền Lương), “không được dài” (Truman Capote):

+ Sự giới hạn về dung lượng – truyện ngắn có dung lượng nhỏ.
+ Truyện ngắn thường chỉ hướng tới khắc họa một hiện tượng đời sống, tái hiện một khoảnh khắc nhân sinh, một lát cắt hiện thực
+ Có ít nhân vật, ít sự kiện.
+ Kết cấu thường không phức tạp, cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo.
+ Chứa những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.

– Tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng thể loại truyện ngắn có những phẩm chất thẩm mĩ đặc trưng:

+ Ngắn gọn nhưng lại tinh túy như “nước hoa quả cô đặc” (Trương Hiền Lương): tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất, ngắn gọn, hàm súc mà có khả năng khái quát cao về hiện thực.
+ Phản ánh được những “bề sâu” (Truman Capote): Bề sâu của đời sống, bề sâu tư tưởng và tấm lòng của nhà văn (tư tưởng về hiện thực, tấm lòng nhân đạo); bề sâu về tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ (tài năng xây dựng tình huống truyện, tài năng kể chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, tạo dựng chi tiết nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ…). Thể loại này đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo của người cầm bút

– Cả hai ý kiến đều là những định nghĩa sâu sắc, độc đáo về truyện ngắn

Chứng minh:

– Thí sinh cần lấy được dẫn chứng và phân tích một cách thuyết phục để làm sáng tỏ những điều đã giải thích ở trên.

Bàn luận mở rộng:

– Để mỗi truyện ngắn thực sự là một cốc “nước hoa quả cô đặc” tinh túy,“có bề sâu” cả về nội dung và nghệ thuật, người cầm bút phải không ngừng mài giũa tài năng, khổ luyện trong lao động chữ nghĩa, gắn bó sâu sắc với cuộc đời và con người.

– Độc giả để có thể tiếp nhận, khám phá được những bề sâu đó thì phải sống hết mình với tác phẩm, tích cực đồng sáng tạo với nhà văn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.