Nghị luận: “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương,  trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”.

nghi-luan-truyen-ngan-lao-hac-da-the-hien-mot-cach-chan-thuc-cam-dong-so-phan-dau-thuong-cua-nguoi-nong-dan-trong-xa-hoi-cu-va-pham-chat-cao-quy-tiem-tang-cua-ho

Nghị luận: “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương,  trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”.

* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Trích dẫn nhận định: “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương,  trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao”.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

Ý kiến đã khái quát được những đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc, nhất là đặc sắc về mặt nội dung.

– Truyện khắc họa thành công số phận, cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh của Lão Hạc.

– Thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc

– Tấm lòng đồng cảm, thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ.

– Những nội dung đó được xây dựng qua tài năng nghệ thuật của tác giả: xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật dựng truyện…

2. Qua truyện ngắn Lão Hạc, làm sáng tỏ ý kiến :

– Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

+ Cuộc đời và số phận đau thương của người nông dân qua nhân vật lão Hạc (Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con, con trai duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su. Tuổi già sống trong bệnh tật, cô  đơn  và cái chết thê thảm (ăn bả chó để kết thúc cuộc đời…)

+ Phẩm chất cao quý của lão Hạc: giàu lòng yêu thương (thương con, thương chó vàng), sống lương thiện, giàu lòng tự trọng…

– Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng đồng cảm,thương yêu trân trọng của nhà văn đối với người nông dân cùng khổ.

+ Nhà văn đứng về phía người nông dân miêu tả một cách chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ.

+ Đồng cảm, xót xa trước số phận bất hạnh, khổ đau.

+ Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ.

+ Bênh vực, đòi quyền sống cho kiếp người nghèo khổ.

– Truyện ngắn Lão Hạc khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Nam Cao:

+ Thành công ở nghệ thuật dựng truyện, xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, kết thúc truyện đầy ám ảnh.

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lối kể linh hoạt, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc…

3. Đánh giá:

– Khái quát chung về tác phẩm (nghệ thuật, nội dung) nâng lên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo cao cả.

– Liên hệ, mở rộng: Có thể liên hệ một số tác phẩm khác cùng đề tài, hoặc các tác phẩm khác của nhà nhà văn.

– Khẳng định lại nội dung nhận định.

  • Kết bài:

– Khẳng định những đóng  góp của tác giả và sức sống của tác phẩm.

–  Cảm xúc, ấn tượng  sâu sắc của người viết về tác phẩm.

Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Hình ảnh người nông dân nghèo trong sáng tác của Nam Cao. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.