Nghị luận: Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.

nghi-luan-van-hoc-va-tinh-thuong-co-moi-lien-he-qua-lai-rat-mat-thiet-van-hoc-boi-dap-tinh-thuong-va-tinh-thuong-tro-thanh-nguon-goc-dong-luc-cua-van-hoc

Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.

  • Mở bài.

– Khái quát mối quan hệ giữa văn học và tình thương: Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học. Văn học có sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

      • Thân bài.

Văn học bồi đắp tình thương.

– Văn học là linh hồn, là tiếng nói riêng của mỗi quốc gia, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

– Văn học nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn của con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách.

– Văn học gắn bó và phản ánh cuộc sống của con người qua nhiều thời kì khác nhau đồng thời nêu lên quan điểm, tâm tư, tình cảm của tác giả cũng như con người.

– Văn học gắn bó và phản ánh cuộc sống của con người qua nhiều thời kì khác nhau đồng thời nêu lên quan điểm, tâm tư, tình cảm của tác giả cũng như con người. Văn học nêu lên tình cảm của con người, của tác giả cũng như những ước muốn của những nhân vật, những con người ở trong một hoàn cảnh nhất định. Văn học dạy con người biết yêu thương, học hỏi, trau dồi thêm nhiều tình cảm tốt đẹp.

– Văn học khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn. thêm yêu cuộc sống, có ước mơ và có hi vọng vào cuộc đời. Văn nghệ góp phần giữ cho “đời cứ tươi”.

+ Văn học giúp mỗi con người sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình, làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.

+ Văn nghệ có thể nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ nhất là trí thức. Văn nghệ là sợi dây ràng buộc họ chặt hơn với cuộc đời, giúp con người biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời lắm cơ cực.  Văn học giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện tâm hồn mình.

Tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.

– Đời sống lao động và tình cảm của con người luôn là yếu tố mà văn học hướng tới.

– Văn học là tiếng nói cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ đau, bất hạnh của những con người con người nghèo khổ, bất hạnh.

– Văn học phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Văn học lên tiếng phê phán, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm con người.

– Tác phẩm văn học thể hiện tình yêu thương của nhà văn đối với con người. Thông qua tác phẩm của mình, người viết phải bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, đưa ra cách giải quyết, hoặc chí ít là gợi mở những vấn đề cấp bách của xã hội và gây ám ảnh cho người đọc, cuốn người đọc vào quá trình suy nghĩ của người viết, đối thoại với nhà văn để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Người đọc tìm đến tác phẩm văn học vì nhiều mục đích, nhưng mục đích lớn nhất vẫn là để thanh lọc tâm hồn, giúp tâm hồn phong phú và trong sạch hơn.Quá trình thanh lọc tâm hồn người đọc này là quá trình tự nhận thức về bản thân, từ sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với người khác, từ đó bồi đắp và rèn luyện những giá trị trong tâm hồn họ (nhân hậu, nhân ái, nhân ái, nghĩa tình …).

  • Kết bài.

– Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.

Bài văn tham khảo 1:

Văn học và tình thương.

Nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Nhận định ấy đã nêu lên những tác động cơ bản của văn học đối với tình cảm con người. Không dừng lại ở đó, giữa văn học và tình thương còn có những mối quan hệ sâu sắc.

Văn học bao gồm những tác phẩm thơ, truyện, kịch, ca dao, hò vè… vô cùng đa dạng, phong phú. Một nội dung quan trọng của những tác phẩm ấy là phản ánh đời sống xã hội, thể hiện những tâm tư tình cảm của con người. Đó là tình anh em sâu nặng, tình bạn bè, cô trò cảm động trong Cuộc chia tay của những con búp bê” (tác giả Khánh Hoài), “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến; đó là tình cảm gia đình sâu sắc trong những bài ca dao về tình cảm gia đình; là tình thương đối với những kiếp người bé nhỏ, mong manh trong chùm ca dao than thân, trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”

Qua những tác phẩm ấy, văn học đã ngợi ca tình yêu thương đẹp đẽ, trong sáng, cao thượng giữa người với người, giữa người với vạn vật xung quanh. Từ đó, văn học xây đắp, bồi dưỡng cho ta tình yêu thương đối với những người thân yêu, với những người hàng xóm, bạn bè, với quê hương đất nước… Đọc bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…”, người đọc thấm thìa hơn công ơn “như núi”, “như nước trong nguồn chảy ra” của cha và mẹ. Bài ca dao khiến ta biết yêu hơn, biết thương hơn những đấng sinh thành. Đọc truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, ai cũng rưng rưng cảm động và thấy xót thương cho những số phận bé thơ sớm phải chịu cảnh gia đình chia lìa đôi ngả. “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến lại khiến người đọc thấy trân trọng và tin yêu vào tấm lòng của những người bạn hữu trong cuộc đời… Có thể nói văn học chính là dòng suối ngọt mát bồi đắp những yêu thương cho tâm hồn con người. Nó khiến mỗi chúng ta biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với nhau để sống nhân văn và ý nghĩa hơn giữa cuộc đời này.

Đến lượt mình, tình thương trở thành nguồn gốc, động lực cho sự ra đời của văn học. Trong “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã dùng một câu chuyện – một hình ảnh thật hay để lí giải nguồn gốc của thơ ca hay chính là văn học nghệ thuật nói chung: Một tu sĩ khóc thương một con chim nhỏ bị thương, tiếng khóc – lòng thương của ông đã bật lên thành tiếng thơ ca. Thật vậy, phải có lòng yêu quý, trân trọng tấm lòng của bạn sâu sác, Nguyễn Khuyến mới chắp bút viết nên “Bạn đến chơi nhà” hóm hĩnh. Phải có một tấm lòng dầy ưu tư, đa cảm trước tình đời, tình người Bà Huyện Thanh Quan mới viết nên những câu thơ đầy cảm động:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

Trong nỗi “nhớ nước”, “thương nhà” của tác giả là một khối sầu thương u ẩn về thời thế và cuộc đời…

Văn chương, nói như học giả Lê Quý Đôn: Thơ khởi phát từ trong lòng người ta” và Ngô Thì Nhậm cũng đã khuyên: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”, thực sự được bắt nguồn từ tình yêu thương bao la giữa người với người, giữa con người và vạn vật.

Có thể nói, giữa văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học. Cái cốt lõi của văn học là lòng nhân ái (Rasul Gamzatop). Điều đó cho ta những bài học quan trọng trong việc học văn và xây dựng tình cảm với người thân, bạn bè, cộng đồng. Học văn là để làm đẹp, làm phong phú cho tâm hồn và ngược lại, khi đọc văn – học văn phải biết “lấy hồn ta để cảm hồn người”, có vậy mới thấm thìa hết những giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm văn học.

Bài văn tham khảo 2:

Andtole France từng nói: Khoa học không quan tâm gì đến việc làm buồn lòng ai cả. Vì vậy khoa học không có lòng nhân. Thơ ca làm cho ta say mê ngây ngất, an ủi vỗ về ta, cho nên nó còn cần thiết hơn là khoa học”. Đúng như vậy, thơ ca nếu không có người ta đã mồ côi. Bằng những chân giá trị của mình, văn chương từ xưa đến nay đã đồng hành cùng với loài người, từ thuở ấu thơ cho đến ngày tận thế. Văn chương dùng tình yêu thương bốc lên từ trái tim người nghệ sĩ mà làm đẹp, và sửa sang cho tâm hồn con người. Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn. Với ý nghĩa đấy, văn học như mẹ phù sa cho ta tình yêu thương vô bờ bến. vậy thì đã bao giờ bạn đặt văn học và tình thương vào cùng một thái cực và chiêm nghiệm về nó.

Nhà văn Phùng Quán từng viết: “Có những phút yếu lòng, tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy”. Thơ là đôi cánh nâng tôi bay, là người mẹ phù sa cho tôi tình thương vô bờ bến. Vậy nên thơ ca, không có người ta đã mồ côi. Văn học là một món quà quý giá vô ngần mà tạo hóa ban tặng cho con người. văn chương ra đời giữa những buồn vui của loài người và nó sẽ mãi làm bạn với loài người cho đến ngày tận thế. Văn học và tình thương, tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, lấy con người và đời sống làm trung tâm. Dùng hình tượng nghệ thuật là phương tiện nghệ thuật để phản ánh và ngôn từ là chất liệu phản ánh. Trên tư cách ấy, văn học rất gần gũi với con người, là người bạn đồng hành, là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp. văn chương vì con người mà có, bởi con người mà tạo nên. Và cái mà con người cần đến văn chương như một thứ khí giới thanh cao để cửu rỗi chính mình ấy là tình thương. Lãnh lấy sứ mệnh thiêng liêng ấy, văn chương là người mẹ phù sa tôn tạo và nâng đỡ yêu thương cho con người.

Văn chương cần cho cuộc sống của con người. nhưng văn chương giúp cho con người có tình thương, nhưng tình thương ấy không phải là sự cứu chuộc của những đấng trên cao, mà là tình yêu thương của con người trần thế gắn với những đau thương và lầm than nơi thực tại để nâng đỡ tâm hồn con người bớt đau đớn và cô độc. Bởi nếu trái đất không có tình thương thì sẽ thành nấm mồ. nhưng tình thương ấy, không phải là việc văn chương chiều theo những yếu đuối và sa đọa của con người. vì không thể có một thứ nghệ thuật hư vô, nghệ thuật bi quan, nghệ thuật đòi chết. nghệ thuật bào giờ cũng là sự khẳng định. Chính vì vậy mà lắng nghe trong những câu ca dao xưa, là nỗi than thân, thương thân nhưng vẫn đầy lạc quan và tin tưởng về cuộc sống:

“Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Những câu chuyện tấm cám dạy cho ta niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và sự sụp đổ của cái ác. Những chàng Thạch Sanh, Thánh gióng cho ta thêm tự hào về sức mạnh phi thường của con người. và những câu ca dao về quê hương đất nước cho ta thêm yêu xứ sở:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ tre đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

Đó là tình thương mà văn học cho ta. Tình thương ấy còn là niềm tin, là sự hi vọng, là sự vực dậy để trở thành nơi dựa của ta mỗi khi yếu lòng. Nhưng văn học không phải được tạo nên tự nó, mà đều thuộc vè một chủ thể trữ tình đã thai nghén và sinh thành nên nó, để nó tạo tác nên tinh thần của xã hội. vậy nên muốn văn học có tình thương, trước hết nhà văn phải là người nhân đạo từ trong cốt tủy. Anh phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động của cuộc đời, có như vậy những trang hoa của anh mới không là vỏ bào, là thứ kĩ xảo vờn vẽ không hơn. Nhưng tình cảm chân thành phải được mã hóa bằng ngô từ để người đọc tiếp nhận nó. Bởi ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất của văn học, qua ngôn ngữ nhà văn muốn truyền đạt một tư tưởng của mình về nhân sinh để mong đối thoại với người đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh. Chính ý thức trách nhiệm sẽ là yếu tố để anh ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Văn học phải gắn liền với tình thương, nếu không văn học sẽ chỉ là trang sách bay không có chân trời, chỉ là một thứ nghệ thuật vị kỉ, sẽ sớm chết yểu mà thôi.

Bài văn tham khảo 3:

M. Go-rơ-ki đã từng nói:Văn học là nhân học. Văn học chính là cái đẹp nhân bản của chính đạo nghĩa làm người mà suy cho cùng, vẻ đẹp tuyệt vời nhất của con người chính là yêu thương nhau. Quả vậy, văn học và tình thương có một mối quan hệ vô cùng khăng khít và có lẽ văn học chính là tình thương.

Nghệ thuật là loại hình được sinh ra để phục vụ nhu cầu tình cảm thẩm mĩ của con người, là một loại hình nghệ thuật, văn học chính là một hình thái ý thức xã hội mà qua đó phản ánh những nhu cầu bức thiết nhất của tinh thần con người. Văn học là một vật chất đặc biệt, nó là thành quả lao động của những người nghệ sĩ và đi vào đời sống như một thứ hàn hóa bằng tinh thần và người tiếp nhận chỉ có thể sở hữu tác phẩm văn học chân chính bằng tinh thần mà thôi. Mà đặc trưng của đối tượng phản ánh trong văn học đó chính là lấy con người làm trung tâm của thẩm mĩ. Vì thế, mọi mối quan hệ cũng như đời sống của con người là cái văn học quan tâm và trú trọng nhất. Nói đến tình thương, chúng ta đã quá quen thuộc với nó và có thể nói chẳng ai có thể sống trên đời mà không có tình yêu thương. Chúng ta sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, bạn bè,… và lại ta chỉ có thể yêu thương mọi người, yêu thương ngay những người yêu thương ta thì ta mới trọn niềm vui để tiếp tục sống hạnh phúc.

Là hiện thân của nhu cầu tất yếu của con người, văn học không thể tác rời khỏi tình yêu thương. Từ những câu chuyện dân gian như Tấm Cám, Thánh Gióng,… đến văn học trung đại như Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du và đến những áng văn thơ hiện đại, có tác phẩm bất hủ nào lại tác rời tình thương. Những tác phẩm ấy sẽ có giá trị gì nếu nó không phải là nỗi đau khổ của chính con người và nỗi cảm thông của tác giả và độc giả cho số phận của họ. Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết: “ Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Quả vậy, ngày nay ta sẽ không còn nhớ đến câu chuyện cổ tích Tấm Cám nếu nó không phải là hiện thân của cuộc chiến cái thiện và cái ác, không cho ta những cảm thông, yêu ghét rõ ràng đối với cái xấu và cái tốt, hơn hai trăm năm qua, Truyện Kiều có lẽ cũng sẽ pahi mờ nếu đó không phải là niềm xót xa vô tận của Nguyễn Du trong những âm thanh tiếng đàn nhỏ máu của cuộc đời Kiều. Và chúng ta từ ngày tấm bé đã thuấn nhuần vẻ đẹp yêu thương con người, một vẻ đẹp vô cùng truyền thống của dân tộc bởi thuộc lòng những câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Nhấn để mở rộng…Văn học chính là tình thương. Tình thương ấy là sư biểu hiện chân thực, sâu sắc nỗi đau khổ của mọi kiếp người đồng thời nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc. Học và tiếp xúc với văn học chính là cách chúng ta trải hồn mình với những mảnh đời bất hạnh, để cảm thông, để sẻ chia và còn là để tri âm với tiếng nói cảm thông nơi tác giả. Tác phẩm văn học sẽ chỉ là những vệt đen trên trang giấy nếu không thấm nhuần tất cả những giá trị tinh tế, nhân văn ấy. Là nhà văn cần hiểu rõ điều này để tạo ra những tác phẩm có giá trị nhân sinh thực sự.

Văn học chính là tình thương, văn học sẽ chẳng là gì nếu nó không phản ánh và bồi đắp ý niệm về tình yêu thương giữa con người với con người, chỉ khi nó đầy ắp tình người, văn chương mới thực sự giải phóng được tất cả những giá trị mà nó có.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.