Nghị luận về chí công vô tư

chi-cong-vo-tu

Nghị luận về chí công vô tư

  • Mở bài:

Nhắc nhở cán bộ lãnh đạo và thế hệ thanh niên của đất nước, Bác Hồ từng nhiều lần nhấn mạnh “chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”. Bác cũng từng khuyên cán bộ ta rằng nên cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chí công vô tư là bản lĩnh cần có của người thanh niên thời đại mới

  • Thân bài:

Chí công vô tư là gì?

Chí công vô tư là hết mực công bừng, công tâm trong công việc và trong đối xử với người khác. Vô tư là không được có lòng riêng, không tham lam, vụ lợi cho cá nhân. Vô tư là không thiên vị, ưu đãi người thân thiết, người yêu mến, người có ơn trong công việc chung. Đồng thời, vô tư là không thù hận, khinh ghét người có lỗi, người gây trở ngại hay khúc mắc lỗi lầm của người khác.

Chí công vô tư phải là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người, đặc biệt là đối với cán bộ và thanh niên. Người chí công vô tư khi hành động phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, hướng đến sự phát triển và công bằng của cộng đồng và xã hội.

Người chí công vô tư luôn là người chính trực, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, tôn trọng con người, quyết liệt bảo vệ điều đúng đắn, chống lại bất công trong xã hội. khi làm bất cứ việc gì, người chí công vô tư luôn nghĩ đến người khác, nghĩ đến tập thể.

Tại sao con người muốn thành công phải chí công vô tư?

Chí công vô tư là một phẩm chất cao quý đã được người xưa tôn vinh, rèn luyện và gìn giữ từ nghìn đời nay. Phẩm ấy chất ấy trở thành chuẩn mực cần phải có ở mỗi con người, đặc biệt là đối với người lãnh đạo đất nước.

Ai sống cũng biết rèn luyện mình, tôn trọng tập thể, không tham lam, vụ lợi, không ích kỉ cá nhân, không thiên vị, cảm tình trong công việc chung thì lợi ích được đảm bảo, công việc được suông sẻ, niềm tin được gìn giữ, xã hội sẽ yên bình, phồn vinh. Chí công vô tư làm cho quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Con người tin tưởng và gắn kết với nhau trong những lợi ích chung nhất.

Người chí công vô tư luôn thanh thản trong tâm hồn vì không làm điều gì sai trái hay có lỗi với ai. Bởi, sự bất công trong phân phối lợi ích có ảnh hưởng lớn đối với công việc lao động và cuộc sống của nhiều người. Lợi ích trong lao động phải là của người lao động. Đó mới là lẽ sống ở đời. Trách nhiệm ấy, người lãnh đạo phải đảm bảo được cho người lao động thì họ mới yên tâm làm việc, cống hiến sức mình vì công việc, vì sự tiến bộ của xã hội. khi đó, người lnahx đạo mới được tin tưởng, được kính trọng. Mang lại niềm vui cho người khác trong lao động và trong cuộc sống là trách nhiệm cao cả của người lãnh đạo chí công vô tư.

Đảm bảo sự công bằng sẽ đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, xã hội và đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bộ.

Sử sách còn ghi rõ biết bao tấm gương chí công vô tư, vì đất nước mà quên đi lợi ích bản thân mình. Trần Hưng Đạo dẹp bỏ tư thù để vì nước mà đánh giặc, bảo vệ muôn dân, bách tính. Thầy Chu Văn An vì sự phát triển của đất nước mà không ngại hiểm nguy tố cáo 18 tên gian thần hại nước. Bác Hồ trọn cuộc đời chí công vô tư, chưa bao giờ nghĩ đến bản thân hay thiên vị một ai. Họ là những tấm gương sáng ngời để đời đời tôn vinh, học hỏi và làm theo.

Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?

Trước hết, phải nhận thức rõ vai trò của phẩm chất ấy đối với bản thân và đối với xã hội. Với bản thân, con người không thể tiến bộ nếu không đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Có thể, bằng vị trí hay quyền lực của mình, cá nhân dễ dàng chèn ép người khác, thu lợi về mình. Nhưng đó là hành động sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật, sớm muộn gì cũng bị trừng trị, nhận lấy hậu quả nặng nề.

Đối với xã hội, không có gì đáng sợ hơn sự bất công. Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” . Chính những bất công do người lãnh đạo gây ra phá vỡ niềm tin tưởng và tinh thần đoàn kết của nhân dan. Con người sống hoài nghi lẫn nhau và không tận lực trong công việc việc,là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của tập thể. Nên nhớ rằng khi công việc chung thất bại thì không có cá nhân nào có được lợi ích.

Tôn vinh, quý trọng, đề cao và bảo vệ những người có đức tính chí công vô tư trong xã hội. Họ là đại diện cho sự công bằng và lợi ích chung. Họ rất cần được tôn vinh và bảo vệ bởi những kẻ xấu, kẻ ác luôn muốn tìm cách cản trở, hãm hại, thậm chí là tiêu diệt họ.

Quyết liệt lên án những hành động vụ lợi cá nhân, thâu tóm lợi ích, thiên vị, tư ân hay tư thù đối với người khác trong giả quyết công việc. Quyết liệt phê phán những hành động trì trệ, cản trở sự tiến bộ xã hội hay tư tưởng lợi ích nhóm, bè phái trong công việc chung.

Xây dựng lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại. Sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, vươn đến những điều cao đẹp trong cuộc sống này. Sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, vì nhân dân và đất nước mà lao động phục vụ.

Phê phán:

Trong cuộc sống, không phải ai cũng chí công vô tư. Bởi tham lam, thiên vị là bản chất luôn tồn tại ở mỗi con người. Nhiều người lợi dụng chức vị, quyền lực, mối quan hệ để bòn rút của chùng, thu lợi về mình, chèn ép người khác trong công việc và trong đời sống. Họ thường sống ích kỉ, hèn kém, chỉ biết đến lợi ích của mình, bỏ mặc người khác. Những người như thế thường bị xã hội lên án, chỉ trích, pháp luật trừng trị.

Bài học nhân thức:

Bác Hồ từng dạy rằng không cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư không thể thành người được. Muốn người khác sống vì mình thì hãy sống vì người khác, sống và bảo vệ những lợi ích chung. Bởi ta cũng có một phần trong cái chung ấy. một khi cái chung không còn ta cũng chẳng có được gì.

  • Kết bài:

Chí công vô tư là phẩm chất cần có ở mỗi con người. Một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi ở đó ai cũng vô tư, ai cũng hướng đến lợi ích chung, đồng lòng, nhất trí và tin tưởng lẫn nhau vì một sự nghiệp chung nhất.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận về lối sống trong sạch, liêm khiết - Thế Kỉ
  2. Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về chí công vô tư - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.