Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

nhung-luu-y-khi-tien-hanh-lam-bai-van-nghi-luan

Những lưu ý khi tiến hành làm bài văn nghị luận.

1. Trước khi làm bài học sinh phải phân tích đề.

– Xác định dạng đề.

– Xác định nội dung nghị luận.

– Xác định phương pháp nghị luận (các thao tác lập luận chủ yếu): phân tích, so sánh, chứng minh…

– Xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

2 Lập dàn ý chi tiết.

Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết.

Dàn ý gồm 3 phần:

I. Mở bài:

– Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn.

– Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết, đồng thời nêu rõ định hướng bài làm.

– Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.

II. Thân bài:

– Thân bài có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu.

– Thân bài gồm nhiều luận điểm, luận cứ được trình bày thành các đoạn.

– Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.

III. Kết bài:

– Kết bài là phần kết thúc bài viết. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài.

– Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.

3 Trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận.

a. Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao giờ cũng quyết định dẫn chứng, không bao giờ có trường hợp ngược lại; dẫn chứng phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối.

b. Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, song song với hệ thống ý.

c. Cách sử dụng dẫn chứng:

– Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, thường được dùng cho những câu thơ, câu văn hay.

– Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn.

– Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn xuôi và văn tự sự.

4. Chuyển ý trong văn nghị luận.

a. Nhiệm vụ:

– Đảm bảo bài văn có sự liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên.

– Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn.

b. Cách chuyển ý:

– Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ.

– Cách 2: Chuyển ý bằng câu.

* Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết.

5. Hành văn trong văn nghị luận.

a. Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý (ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, suy nghĩ thành lời văn của người viết.

b. Cách hành văn:

– Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của đối tượng nghị luận.

– Truyền cảm: Để có tính truyền cảm phải có những câu văn tính chất triết lí tạo nên tính suy ngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết cũng phải tạo ra những câu văn giàu hình ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.