Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt – SGK Ngữ văn 7

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

BÀI HỌC:

Các kiểu câu đơn:

Câu phân loại theo mục đích nói:

– Câu nghi vấn: Dùng để hỏi.

– Câu trần thuật: Dùng để tả, kể, nhận xét, đánh giá.

– Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu … người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.

– Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Ôn tập về các kiểu câu, dấu câu.

  • Kiểu câu:

Phân loại theo mục đích nói, câu có mấy loại?

– Gồm 4 loại: Câu nghi vấn; câu trần thuật; câu cầu khiến; câu cảm thán.

Chức năng của các câu trên dùng để làm gì?

– Câu nghi vấn: Dùng để hỏi.

– Câu trần thuật: Dùng để tả, kể, nhận xét, đánh giá, …

– Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu … người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.

– Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Hãy đặt ví dụ cho 4 kiểu trên?

– Trời đang mưa đấy à?          – Trời hãy mưa đi!

– Trời đã mưa.                         – Trời lại mưa rồi.

Bài tập: Ghép các câu ở cột A với cột B sao cho thích hợp:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước … dân ta. + a. Câu cảm thán

Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời!  + b. Câu nghi vấn

Thầy bốc quân gì thế? + . Câu trần thuật

Hay anh dẫn em đến trường một lát! + d. Câu cầu khiến

Câu phân loại theo cấu tạo:

– Câu bình thường

– Câu đặc biệt.

Câu: 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.

Theo cấu tạo, câu có thể phân loại theo mấy kiểu?

– Hai kiểu: Câu bình thường và câu đặc biệt.

Câu đơn bình thường là câu như thế nào?

– Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

Thế nào là câu đặc biệt?

– Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

* Bài tập: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:

Tôi – sinh ra và lớn lên ở thành phố phố Đà Lạt. (Câu bình thường)

CN                         VN

Gần một giờ đêm à (Câu đặc biệt).

  • Dấu câu:

– Chúng ta đã học những dấu câu nào?

– Hãy nêu công dụng của mỗi dấu câu?

– Dấu chấm: Được đặt cuối câu trần thuật.

– Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:

+ Giữa thành phần phụ với thành phần chính (CN và VN);

+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu;

+ Giữa một từ ngữ với bộ phận phụ chú, chú thích của nó;

+ Giữa các vế của một câu ghép.

– Dấu chấm phẩy:

– Dấu chấm lửng:

– Dấu gạch ngang:

– Dấu chấm

– Dấu phẩy

– Dấu chấm phẩy

– Dấu chấm lửng

– Dấu gạch ngang.

Các phép biến đổi câu:

Thêm, bớt thành phần câu:

– Rút gọn câu:

VD: – Bạn đi đâu đấy?

– Đi chợ.

– Thêm trạng ngữ cho câu

VD: Hôm qua, lớp tôi đi lao động.

– Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

VD: Cái máy vi tính này bàn phím đã bị hỏng.

Chuyển đổi kiểu câu:

– Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

VD:

Lan được mẹ yêu mến.

Mẹ yêu mến Lan.

Ôn tập về các phép biến đổi câu và các biện pháp tu từ.

Các em đã học mấy cách biến đổi câu?

–  Có 2 cách biến đổi câu

– Thêm, bớt thành phần câu:

+ Rút gọn câu.

+ Mở rộng câu: Thêm trạng ngữ; dùng cụm C – V để mở rộng câu.

– Chuyển đổi kiểu câu: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Thế nào là rút gọn câu? Nêu ví dụ?

Thành phần nào thường được lược bỏ?

– Lược bỏ một số thành phần của câu. Nhằm làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn và tránh lặp từ, ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người.

Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?

– Trạng ngữ có đặc điểm gì về ý nghĩa và hình thức?

– Chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức, …

– Trạng ngữ: thường đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.

Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?

–  Dùng cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là dùng cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ để mở rộng câu.

Trong những trường hợp nào, ta dùng cụm C-V để mở rộng câu?

Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại một ví dụ?

Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

Có mấy cách chuyển …?

Các biện pháp tu từ:

Bài học:

Liệt kê:

VD: Huế nổi tiếng các làn điệu dân ca: điệu lí, điệu hò, điệu nam, …

Điệp ngữ:

VD: “Tre giữ làng … lúa chín”.

 

Ôn tập các biện pháp tu từ.

Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ?

Điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ? Cho ví dụ?

– Khi nói hoặc viết người ta dùng biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách gọi như vậy gọi là điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

– Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp.

* Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ … lúa chín”.

Luyện tập.

Bài tập: Hãy đặt dấu câu thích hợp vào những chỗ trống?

Tuyến đường Hà Nội ( ) Hải Phòng rất an toàn về giao thông.

Tôi rất yêu những bông hoa giấy ( . ) Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác ( : ) Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn ( , ) hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ( ; ) đặt trên lòng bàn tay ( , ) những cánh hoa mỏng rung rinh ( , ) phập phồng như đang thở (, ) không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa ( . )

Ai bảo được non đừng thương nước ( , ) bướm đừng thương hoa ( , ) trăng đừng thương gió ( ; ) ai cấm được trai thương gái ( , ) ai cấm được mẹ yêu con ( ; ) ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết người mê luyến mùa xuân ( . ).

LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1: Chuyển đổi hai câu CĐ sau thành câu BĐ:

– Cả lớp nhất trí bầu Nam làm lớp trưởng.

– Các bác nông dân đang gánh lúa về sân Hợp tác xã.

Chuyển đổi hai câu chủ động sau thành câu bị động:

– Cả lớp nhất trí bầu Nam làm lớp trưởng.

– Nam được cả lớp nhất trí bầu làm lớp trưởng.

– Các bác nông dân đang gánh lúa về sân Hợp tác xã.

–  Lúa được các bác nông dân gánh về sân Hợp tác xã.

Bài tập 2: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ và cho biết vai trò cụm C-V:

Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ và cho biết cụm C-V làm thành phần gì?

Em bé nói nhỏ làm cho mọi người thấy khó chịu.

Làm CN          ĐT                Làm PN cho ĐT

Câu tục đã khuyên chúng ta phải khiêm tốn.

ĐT          Làm PN cho ĐT

Xe đẹp của tôi lốp bị hỏng.

Làm CN         Làm VN

* Hs: Trình bày, nhận xét.

* Gv: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

Bài tập 3: Tìm phép điệp ngữ trong đoạn văn sau:

Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào … giờ cao điểm”.

(Sài Gòn tôi yêu).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang