Nghị luận: Phàm việc làm văn thì nội tâm có bị xúc cảm lời nói mới phát ra…. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm văn học tiêu biểu.

pham-viec-lam-van-thi-noi-tam-co-bi-xuc-cam-loi-noi-moi-phat-ra

“Phàm việc làm văn thì nội tâm có bị xúc cảm lời nói mới phát ra. Nhưng người xem văn thì (ngược lại): trước xem lời văn rồi sau mới vào nội tâm tác giả. Nếu ta cứ theo sóng đi ngược lên tìm nguồn thì dù văn có kín đáo cũng sáng rõ. Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng lòng của họ”. (Văn tâm điêu long/ thiên Tri âm; NXB Văn học; H; 1999; trang 274)

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm văn học tiêu biểu.


* Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

– Làm văn và xem văn. Thực chất là hai quá trình quan trọng của đời sống văn học: quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học. ở đó khái niệm văn tức là tác phẩm văn học là trung tâm. Làm văn là quá trình của người sáng tác, nhà văn. Xem văn là quá trình tiếp nhận của người đọc.

– Người làm văn thì xúc cảm lời nói mới phát ra: Nội dung của tác phẩm văn chương là nội dung cảm xúc, nhất là thơ. Người làm thơ có xúc động, cảm xúc thì lời nói mới phát ra. Văn bản văn học là sự thể hiện tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ trên mặt giấy. Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, tràn đầy. Rất nhiều người đề cao vai trò của cảm xúc với việc làm văn. Thơ phát khởi phát từ lòng người, Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần…

– Ngược lại, người xem văn, trước xem ngôn ngữ, rồi hiểu người; rẽ sóng tìm nguồn để thấy tiếng lòng của người làm văn. Quy trình của tiếp nhận: trước phải xem văn. Nghĩa là phải xuất phát từ văn bản ngôn từ; ngôn ngữ là cái lớp rào cản đầu tiên khi tiếp xúc văn bản văn học. Văn bản văn học gồm thế giới hình tượng và các lớp nội dung ý nghĩa được ẩn tàng bên trong van bản ngôn từ. Không thể hiểu văn nếu không giải mã văn bản ngôn từ. Đó là hệ thống kí hiệu được mã hóa để chuyển tải thông điệp thẩm mĩ của người làm văn, nghệ sĩ ngôn từ. Xúc cảm trước cuộc đời, trước số phận con người được nghệ sĩ thể hiện kín đáo trong trang văn, sau văn. Nội dung cảm xúc của tác phẩm văn học ít khi phơi lộ trên bề mặt của văn bản ngôn từ ngôn từ, mà thường được gửi gắm kín đáo đằng sau câu chữ. Người xem văn phải biết rẽ sóng tìm nguồn, làm hành trình ngược dòng văn sẽ bắt gặp tiếng lòng tác giả:

Đời xa không ai thấy mặt nhà văn, nhưng xem văn liền thấy tiếng lòng của họ. Phải thấy có khi rẽ sóng mà không thấy nguồn, không tìm được mặt thi nhân. Nhưng nếu thực sự rung động, sống hết mình với tác phẩm, chắc chắn người xem văn sẽ bắt gặp phần nào tiếng lòng của họ. Tri âm hoàn toàn là điều lí tưởng, là mong ước, nhưng khó thay: “Bách niên ca tự khổ / Vị kiến hữu tri âm”. (Tự làm khổ cả trăm năm vì thơ / Mà vẫn chưa thấy có người hiểu mình). Khó nhưng không phải không có. Chuyện Bá Nha Tử Kì đâu chỉ là chuyện đời xưa. Đó là câu chuyện của muôn đời về tri kỉ tri âm. Trần Phồn và điển chiếc giường cũng là nói chuyện ấy. Mắt xanh cũng là điển chỉ sự thấu hiểu nhau của những người tri kỉ. Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên và cả dân tộc thấu hiểu nỗi lòng Nguyễn Du? Thanh Thảo tri âm với nghệ sĩ cách ngàn trùng cây số? Những tấm lòng đồng cảm vượt không gian và thời gian.

⇒ Ý kiến của Lưu Hiệp thật đúng đắn và xác đáng khi bàn về quá trình sáng tạo của nhà văn và quá trình tiếp nhận của người đọc.

2. Chứng minh:

Chọn một số tác phẩm tiêu biểu, phân tích để làm sáng tỏ hai vấn đề lời nhận định đề cập đến là làm văn và xem văn:

+ Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

+ Đàn ghi ta của Lor ca – Thanh Thảo

+ Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

3. Đánh giá:

– Ý kiến đúng đắn, xác đáng, thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà lí luận văn học Lưu Hiệp.

– Tuy nhiên, phải thấy cái gốc của văn chương là tình cảm, cảm xúc. Vì thế, để sáng tạo nên một tác phẩm văn học chân chính, nhà văn phải có tầm vóc tư tưởng, tình cảm lớn.

– Trong quá trình tiếp nhận, người đọc cần lấy hồn tôi để hiểu hồn người, có con mắt xanh‖ để tri âm nhưng bên cạnh đó cần có trình độ thẩm thấu văn chương mới hiểu được hết giá trị của văn chương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.