Phân loại các loại hình nghệ thuật

phan-loai-cac-loai-hinh-nghe-thuat

Phân loại các loại hình nghệ thuật

1. Các loại nghệ thuật cơ bản.

Thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú. Việc yêu cầu nắm bắt cho được bản chất và quy luật của nghệ thuật khiến người ta phải tìm cách phân chia nó thành từng loại nhất định. xuất phát từ những cơ sở nhất định, người ta đã chia ra các loại nghệ thuật cơ bản sau đây:

  • Nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian (điêu khắc, sân khấu v.v… ), xét theo khách thể của việc phản ánh.
  • Nghệ thuật tạo hình và biểu hiện (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, vũ đạo, v.v… ), xét theo chủ thể nhận thức – trực tiếp hay gián tiếp của việc biểu hiện tư tưởng và tình cảm.
  • Nghệ thuật động và nghệ thuật tĩnh (kiến trúc, điêu khắc, nhảy múa, âm nhạc v.v… ), xét theo góc độ hình tượng của chúng đứng im hay vận động và đối tượng của chúng.
  • Nghệ thuật thị giác và nghệ thuật thính giác (hội họa, điêu khắc – âm nhạc v.v… ), xét theo góc độ những đặc điểm của sự cảm thụ cảm tính, thẩm mĩ.
  • Nghệ thuật đơn nhất và nghệ thuật tổng hợp (điêu khắc, hội họa – sân khấu điện ảnh) dựa vào chất liệu xây dựng hình tượng đơn hay đa chất, và vân vân.

Có hàng loạt cách phân chia loại hình nghệ thuật. nhưng nhu đã nói, người ta thật khó xếp văn chương vào loại nghệ thuật nào và thường khi người ta xếp văn chương thành một ô riêng, người ta đặt văn chương bên cạnh nghệ thuật (văn chương và nghệ thuật). phải chăng cách đối lập đó vừa thấy được sự khác biệt vừa thấy được sự hơn hẳn của văn chương đối với các nghệ thuật khác!

Ðánh giá cao vai trò của văn chương, Biélinski coi văn chương là loại nghệ thuật hàng đầu. Thơ ca là loại nghệ thuật tối cao … vì vậy, thơ ca bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác. Thơ ca chính là toàn bộ chỉnh thể của nghệ thuật…

Tính hình tượng gián tiếp và tính tư duy trực tiếp của hình tượng văn chương do chất liệu ngôn ngữ đưa lại đã làm cho văn chương có những chỗ mạnh nhưng đồng thời so với các nghệ thuật khác, văn chương cũng bộc lộ những chỗ yếu của mình: ý kiến của Biélinski đã đánh giá rất cao chỗ mạnh của văn chương nhưng có phần cực đoan, phiến diện: không thấy được chỗ yếu của văn chương(chẳng hạn tính phi vật thể của hình tượng) và khiến cho người ta nghĩ rằng văn chương có thể thay thế được tất cả.

2. Văn chương là nghệ thuật tối cao.

Nhìn một các tổng quát, văn chương hơn hẳn các nghệ thuật khác trên những mặt sau đây:

Khả năng bao quát cả chiều rộng lẫn chiều sâu của hiện thực. Văn chương có khả năng rộng lớn để phản ánh toàn diện cuộc sống (không chừa một phạm vi nào). Ðồng thời nó thể hiện một cách đầy đủ và chính xác về hiện thực; đặc biệt là tính xác định cụ thể cao trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc, tình cảm tư tưởng.

Từ khả năng bao quát hiện thực rộng lớn ấy, văn chương có khả năng to lớn trong việc tác động tới bạn đọc. Khả năng xuất bản và lưu hành cũng vô cùng rộng lớn. Người ta có tể xuất bản một số lượng cực kỳ lớn.

Văn chương tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nghệ thuật khác. Các hình tượng văn chương thường có cuộc sống thứ 2 với nghệ thuật biểu diễn: sân khấu, đọc trên đài phát thanh, trên truyền hình, nhà hát, rạp chiếu bóng, điêu khắc hội họa, âm nhạc, vũ đạo v.v…

Có nhiều ngành nghệ thuật đã mượn chất liệu ngôn từ của văn chương, ví dụ: hội họa, sân khấu, điện ảnh v… cái yếu của văn chương là thiếu tính cụ thể vật thể – trực tiếp.

Người ta không nghe, nhìn và sờ nắn các hình tượng văn chương được. Cái yếu khác là văn chương lại phải dịch. Ngoài ra văn chương ra, không có nghệ thuật nào phải dịch cả.

Vậy thì, tóm lại, văn chương xếp thứ mấy trong hàng các nghệ thuật? Vấn đề là cần phải xem xét một cách lịch sử trong sự phát triển của nghệ thuật.

Thời xa xưa, nghệ thuật đang chung đụng với nhau, nghệ thuật nguyên hợp thì vũ đạo và phỏng hình là hàng đầu. Thời cổ đại thì tạo hình (chủ yếu kiến trúc và điêu khắc) giữ vị trí chủ đạo. Thời phục hưng và chủ nghĩa cổ điển thì hội họa là nghệ thuật hàng đầu. Thế kỷ XIX – XX vai trò hàng đầu là văn chương.

Ngày nay trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều ngành nghệ thuật hiện đại giàu tính đại chúng ra đời: điện ảnh, truyền thanh, văn chương, vẫn giữ vị trí quan trọng nhất nhì của nó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.