Đọc hiểu văn bản: “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” (trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ)

phan-tich-chuyen-chuc-phan-su-o-den-tan-vie-nguyen-du-10815-2

Đọc – hiểu văn bản: “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” (trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ)

I. Tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả: Nguyễn Dữ.

+ Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện-Hải Dương.

+ Xuất thân trong gia đình khoa bảng, đã từng ra làm quan nhưng sau đó lui về ở ẩn.

+ Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kỳ mạn lục

2.Tác phẩm: Truyền kỳ mạn lục

– Thể loại: Truyền kỳ.

– Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI.

– Về giá trị nội dung:

+ Đề cập đến số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu → phản ánh hiện thực xã hội đương thời.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt.

– Về giá trị nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kỳ ảo.

⇒ Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài

3. Văn bản.

Vị trí: Được trích trong tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI.

Tóm tắt:

Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác oai, tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận, châm lửa đốt đền. Về nhà chàng lên cơn sốt, mơ thấy tên giặc kia đên đe dọa nhưng mặc kệ. Thổ Công kể rõ sự tình, bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn tâu trình sự việc với lời lẽ rất cửng cỏi. Diêm Vương sinh nghi, cho người đến đền Tản Viên lấy chứng thực và thấy đúng như lời Tử Văn nói. Tức giận, Diêm Vương sai lính đày tên giặc giả danh xuống ngục Cửu. Tử Văn sống lại, cùng dân làng dựng lại đền. Thổ Công cảm kích, mời Tử Văn về làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn nhận lời, thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Nhân vật Ngô Tử Văn – người đốt đền tà:

– Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng.

– Tính cách: Khẳng khái, nóng nảy, cương trực.

⇒ Cách giới thiệu nhân vật: Theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, vừa cụ thể, ngắn gọn, vừa gây ấn tượng cho người đọc, tạo cảm giác “người thật, việc thật”. Đây là cách giới thiệu nhân vật phổ biến trong văn học trung đại.

2. Sự việc Ngô Tử Văn đốt đền:

– Nguyên nhân:

+ Tức giận, không chịu được yêu tà tác oai tác quái hại dân.

+ Đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân.

– Hành động: tấm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền.

→ Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, dũng cảm và tinh thần dân tộc.

3. Sau khi đốt đền:

-Trạng thái cơ thể bất thường -> mở đầu cuộc giao tiếp với thế giới thần linh.

– Gặp hồn tên tướng bộ họ Thôi và vị thổ thần nước Việt.

+ Tên tướng bộ họ Thôi: đòi trả đền, mắng, đe dọa>< Tử Văn điềm nhiên.

+ Thổ công giúp đỡ, hứa làm chứng ở Minh Ti. Thể hiện tinh khảng khái, cương trực, cứng cỏi của Tử Văn.

Theo quan niệm dân gian, khi con người xâm phạm vào chốn linh thiêng sẽ bị trừng phạt. Lời kể của vị Thổ thần thực chất là lời tố cáo xã hội đương thời, phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân, tố cáo nạn tham nhũng, ăn của đút của chính cõi trần để bênh vực, che đậy cái ác, cái xấu khiến người tốt bị oan khuất, vùi dập d.Cuộc xử kiện dưới âm phủ – Quang cảnh nơi âm phủ: rợn người-> ấn tượng hãi hùng về một thế giới khác, ở đó cái ác sẽ bị trừng trị nhằm thức tỉnh con người.

– Quang cảnh nơi âm phủ:

+ Tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vòi vọi…

+ Sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn ngàn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương…

+ Hai bên cầu có mấy vạn quỷ dạ xoa, mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác…

Thế giới âm phủ được miêu tả từ góc nhìn kỳ vĩ tạo ra ấn tượng hãi hùng về một thế giới khác, ở đó cái ác sẽ bị trừng trị nhằm thức tỉnh con người.

Cảnh xử kiện dưới âm phủ

– Ý nghĩa của việc trừng trị hồn ma: “Ngôi mộ bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám”. Người xưa quan niệm rằng, người chết luôn mong muốn mình có được “mồ yên mả đẹp”, không muốn ai đụng vào mồ mả của mình.Việc trừng trị này đã thể hiện sự nghiêm khắc đối với những kẻ làm điều xấu.

– Chiến thắng của Ngô Tử Văn có ý nghĩa:

+ Giải trừ tai họa, đem lại sự an lành cho dân.

+ Diệt trừ tận gốc thế lực bọn xâm lược tàn ác, giải oan cho thổ thần.

+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.

+ Chiến thắng của Tử Văn có ý nghĩa khẳng định niềm tin vào chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

⇒ Ngô Tử Văn là đại diện cho kẻ sĩ nước Việt, tác giả đề cao nhân vật này thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa.

– Ý nghĩa của chức phán sự đền Tản Viên: Đền Tản Viên thờ đức thánh Tản người phán xử rõ mọi công đức, tội trạng của con người trần thế. Tử Văn nhậm chức phán sự – xem xét các vụ kiện tụng, giúp việc xử án cho đức Thánh Tản – góp phần thực hiện công lí chính nghĩa.

4. Ngụ ý phê phán:

– Hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, tham lam, hung ác.

– Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được bao che, người lương thiện chịu oan ức.

⇒ Hãy đấu tranh đến cùng chống cái ác cái xấu.

* Ý nghĩa:

+ Phê phán hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, giả mạo thổ thần, sống chết đều hung ác, tham lam, hại dân, đáng bị vạch mặt và trừng trị.

+ Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác làm càn được bao che, người lương thiện chịu oan ức, thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai che mắt. Đây là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ xấu để gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện.

+ Thông điệp của nhà văn: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái ác cái xấu; chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.

Liên hệ thực tế:

– Qua câu chuyện về Ngô Tử Văn, em thấy trong cuộc sống hôm nay còn có nhiều người như Ngô Tử Văn không?

– Từ câu chuyện về các thánh thần tham của đút nên đã bênh vực cho tên họ Thôi, em suy nghĩ gì về tệ nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay?

5. Nghệ thuật

a. Nghệ thuật kể chuyện: Nghệ thật kể chuyện đặc sắc, linh hoạt, sinh động và hấp dẫn

b. Vai trò của yếu tố kỳ ảo:

– Yếu tố kỳ ảo dày đặc ⇒ câu chuyện thêm hấp dẫn.

– Kỳ ảo là phương thức chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực.

I. Tổng kết: ghi nhớ (SGK/ T61)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.