Phân tích văn bản Bài toán dân số (Ngữ văn 8)

phan-tich-van-ban-bai-toan-dan-so

Phân tích văn bản “Bài toán dân số” (Ngữ văn 8)

  • Mở bài:

“Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995 của tác giả Thái An. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

  • Thân bài:

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Từ câu chuyện về bài toán của nhà thông thái thời cổ đại, liên tưởng đến vấn đề dân số của hiện tại, tác giả bỗng “sáng mắt ra” vì hiểu được dân số thế giới đã và đang tăng theo cấp số nhân, rồi sẽ dạt đến ruột con số khủng khiếp trong tương lai.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cổ ý nghĩa thuyết minh một cách cụ thể để làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới. Hình ảnh bàn cơ tướng với 64 ô mà từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng, sô” thóc – có thể hiểu mỗi hạt thóc chỉ một ngươi – tăng theo cấp sô” nhân với công bội là 2, cổ ý nghĩa giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể nguy cơ gia tăng dân số loài người.

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích trình bày nguy cơ gia tăng dân số. Tính trong điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, dân số thế giới đã gia tăng đến mức đáng lo ngại. Nhưng “trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rât nhiều con”.

Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, các nước châu Phi (Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca…) có tỉ lệ sinh con ơ phụ nữ cao hơn các nước châu Á (Ân Độ, Nê-pan, Việt Nam…). “‘Như vậy, phấn đấu mỗi gia đình có một đến hai con là chỉ tiêu rất khó khăn”. Nhưng nếu không phân đấu như vậy, dân số” sẽ gia tăng đến con số khủng khiếp.

Ở các châu lục còn nhiều nước chậm phát triển như châu Phi và châu Á, nguy cơ đó càng đáng sợ bởi sự phát triển xà hội không theo kịp tốc dộ gia tăng dân số, đời sống con người càng khó khăn hơn. Nếu không điều chỉnh được tỉ lệ gia tăng dân số, sẽ đến lúc ‘‘mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc”, tức là con người không còn đất đai để sinh sông, và cũng không còn cái để sống.

Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một hài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân sô đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

  • Kết bài:

“Bài toán dân số” đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.

Phân tích văn bản Ôn dịch, thuốc lá của giáo sư Nguyễn Khắc Viện

Tại sao Vũ Khoan trong Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới lại nói: Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Đọc hiểu văn bản: Bài toán dân số - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.