Nghị luận: Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ

chung-minh-lao-dong-la-nguon-goc-cua-van-nghe

Đối thoại với văn chương, Cao Bá Quát nói: “Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2, tr 188 – NXB giáo dục năm 2008)
Phát biểu những suy nghĩ của mình về nhận định trên. Phân tích một số tác phẩm mà ng-ời nghệ sĩ đã khổ vì “chữ tình” để đạt tới sự “gặp gỡ” mà anh (chị) hiểu sâu sắc nhất.

Hướng dẫn:

Yêu cầu kiến thức:

+ Yêu cầu thứ nhất là trình bày suy nghĩ của mình về nhận định.

+ Yêu cầu thứ hai là làm sáng tỏ nhận định ấy qua những tác phẩm người nghệ sĩ đã khổ vì chữ tình để đạt tới sự gặp gỡ.

1. Với yêu cầu thứ nhất, cần làm nổi rõ các ý sau:

– Nhận định trên nêu lên một quy luật có tính chất phổ quát muôn đời. Trước hết cần hiểu rõ nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình. Chữ tình ở đây chính là tình cảm, cảm xúc đối với đồng loại, nhân dân, đất nước và cũng là tình cảm của chính người nghệ sĩ mang thiên chức nhân đạo từ trong cốt tuỷ (nói như Sê-Khốp).

– Nỗi khổ không chỉ là đơn giản là chuyện sướng khổ theo nghĩa thông thường trên đời mà khổ chính là nhà văn bằng thiên chức của mình đã cảm thông sâu sắc đến tận cùng mọi buồn vui sướng khổ của nhân loại nói chung, nhân dân mình, dân tộc mình nói riêng. Họ có thể đau đớn, vật vã giằng co đến chảy máu trước cảnh ngộ thân phận xót xa của người khác. Cũng có thể reo lên sung sướng trước niềm vui dù là nhỏ nhoi của con người.

– Như thế nỗi khổ lớn nhất xưa nay của người nghệ sĩ hoá ra lại là chuyện cảm thông chia sẻ, tri ân trước mọi cung bậc của tình cảm con người. Để nói lên được tất cả tình cảm ấy, người nghệ sĩ phải sống với cuộc đời , sống với con người, phải mở lòng đón nhận mọi vang động của cuộc đời. Và để có được sức cảm thông đó, người nghệ sĩ phải dấn thân, phải tự nguyện, nói như nhà văn Lỗ Tấn thì đại ý: Tôi ăn lá ăn cỏ để vắt ra là sữa nuôi người đạt được trình độ ấy thì nỗi khổ lớn nhất lại là niềm hạnh phúc nhất.

– Cái khó ở trên đời không gì bằng sự gặp gỡ. Thực chất đây là sự giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận, là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ cảm thông. Người viết bao giờ cũng mong mỗi người đọc hiểu mình, cảm nhận được điều mình muốn gửi gắm kí thác. Gặp gỡ chính là sự đồng điệu hoà hợp của những tâm hồn. ở mức độ thống nhất cao thì đó là đồng cảm xúc của người đọc. Hiểu như vậy thì cái khó lại là sự thành công sự tuyệt mĩ của tác phẩm. Tác phẩm chỉ thật sự có giá trị khi được đông đảo bạn đọc đón nhận tìm thấy mình ở trong đó.

– Mối quan hệ giữa cái khổ và cái khó của người nghệ sĩ chính là mối quan hệ giữa quá trình người nghệ sĩ sống, chiêm nghiệm, hoá thân trong cuộc sống dài để phản ánh chân thật những cảm xúc những suy tư, những trăn trở, niềm đau khổ vô cùng và hạnh phúc vô cùng của con người và truyền thông cho được tình cảm ấy đến với bạn đọc. Sự đón chờ, tiếp nhận hồ hởi của bạn đọc là tiêu chuẩn khắt khe nhất, nghiêm túc nhất đối với sự trường cửu của tác phẩm văn chương. Người nghệ sĩ nào làm được sứ mệnh ấy là nghệ sĩ lớn, tác phẩm nào đạt được sự hoà hợp ấy là tác phẩm bất hủ không sợ thời gian.

2. Yêu cầu thứ hai, cần làm tốt các ý sau:

– Khi làm sáng tỏ nhận định phải cân nhắc lựa chọn những tác phẩm thật sự có giá trị của những nghệ sĩ thực sự vĩ đại hoặc uy tín.

– Khi phân tích cụ thể phải chỉ ra được chỗ nhà văn lao tâm khổ tứ‖ cảm thông vô cùng với tình cảm con người, nói hộ cho tâm sự nỗi niềm con người để sản phẩm tinh thần của họ được bạn đọc đón nhận.

– Ở góc độ tiếp nhận của người đọc, cũng phải chỉ rõ được người đọc đã cảm thông, giao thoa đồng cảnh ngộ với người nghệ sĩ sâu sắc ở điểm nào, những tình cản gì. Nói cách khác, sợi tơ lòng kết dính người nghệ sĩ và bạn đọc là ở cách nhìn và tình cảm nào.

– Khi phân tích minh hoạ, đề có phần nghiêng về tư tưởng tình cảm nhưng không vì thế mà xem nhẹ yếu tố hình thức, nghệ thuật của tác phẩm. Phải xem nội dung tốt, hình thức lại chuẩn mực thì đó là tác phẩm hoàn hảo.

– Phân tích minh hoạ phải tuân theo một trình tự hợp lí, có thể mở rộng phạm vi tác phẩm minh hoạ qua mọi thời đại, mọi quốc gia miễn là người viết nói đúng, nói trúng vấn đề cần hiểu rõ và làm rõ.

* Bàn luận:

– Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự kiếm tìm tri âm từ góc độ của nhà thơ:

+ Văn học nói chung, thơ nói riêng là hình thức giao tiếp đặc biệt qua phương tiện đặc thù là nghệ thuật ngôn từ, nhờ đó tác giả và độc giả có thể giao tiếp với nhau.

+ Gốc rễ của thơ là tình cảm, không phải bất cứ cảm xúc nào của con người cũng có thể thành thơ. Nói nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, Cao Bá Quát đã cất lên tiếng nói chung của thi nhân muôn thuở, thơ phải cất lên từ những cảm xúc được dồn nén cao độ, là những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhất của tâm hồn. “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatôp)

+ Một trong những điều thực sự thôi thúc nhà thơ là nhu cầu giãi bày chia sẻ cùng bạn đọc những tình cảm chân thành, những điều kín nhiệm u uất mà không dễ bộc bạch. Nhà thơ bao giờ cũng gửi gắm, kí thác trong thơ những cảm xúc từ trái tim, tìm kiếm sự đồng tình, đồng cảm nơi bạn đọc.

+ Để thực hiện được điều đó nhà thơ cần có vốn sống phong phú, khả năng quan sát tinh tế, suy ngẫm sâu sắc, nắm bắt bản chất hiện thực của cuộc sống, có tấm lòng trắc ẩn và ý thức không ngừng tìm tòi sáng tạo.

– Từ góc độ của người đọc: cần lắng nghe tiếng lòng thi nhân:

+ Là sản phẩm tinh thần đặc thù kết tinh cảm xúc, bộc lộ tâm hồn chân thành, thơ cũng đòi hỏi hình thức tiếp nhận đặc biệt. Theo Bạch Cư Dị “Với thơ, rễ là tình cảm, lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Người đọc thơ cần qua các tầng lớp ngôn từ ấy lĩnh hội các giá trị kết tinh trong văn bản.

+ Quan trọng hơn cả tiếp nhận thơ đòi hỏi người đọc cần hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình người đọc biến cảm giác, hình ảnh, rung động trong thơ thành thế giới nghệ thuật sống và thực trong tâm trí của mình.

+ Từ thế giới nghệ thuật của thơ người đọc sẽ đối thoại với tác giả, đối thoại với chính mình về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm, qua thái độ và cách ứng xử với hiện thực trong tác phẩm mà nhận ra tâm hồn nhà thơ.

+ Gặp gỡ , giao cảm để nhận ra được tâm hồn thi nhân là điều khó khăn đòi hỏi sự nhạy cảm , vốn sống, vốn văn hóa đạt đến trình độ nhất định với người yêu thơ.

* Chứng minh.

Chọn và phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn để làm sáng tỏ sức sáng tạo và dấu ấn riêng của nhà văn

* Mở rộng:

– Khẳng định ý nghĩa quan trọng của thơ đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại.

– Từ đó, vai trò của người nghệ sĩ cũng được đặt ra trong quá trình sáng tạo. Nhà thơ chân chính phải có vốn sống, trải nghiệm phong phú, tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, nhân văn. Những điều tác phẩm đặt ra luôn là mới mẻ, thiết thực với cuộc sống và người đọc, có khả năng tác động mạnh mẽ đến tình cảm và hành động của con người, góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú và tinh tế hơn.

– Hai ý kiến trên của Cao Bá Quát và Anatole France góp phần định hướng cho người tiếp nhận: không thể đọc hời hợt, thiếu suy ngẫm, cần phải từ tiếp nhận những gì tác giả gửi gắm bằng tất cả trải nghiệm, tình cảm để hoàn thiện nhân cách, lối sống ứng xử đẹp đẽ nhân văn hơn.

Tiếp nhận một tác phẩm là quá trình người đọc rung cảm trước cái đẹp, thấu hiểu và đồng cảm với tác giả tự bồi đắp tâm hồn mình. 

Bài văn tham khảo:

Cái khổ của đời người là bởi “sở cầu bất đắc”. Cái khổ của đời người còn bởi chữ tình quá sâu nặng. Xưa nay, người ta đau khổ bởi nhân duyên kết tạo sự gặp gỡ mà nảy sinh cái tình thắm thiết ấy để rồi mang nặng về sau. Vì lẽ đó, có người cho rằng: “nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ”.

“Nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình”. Nhận định trên nêu lên một quy luật có tính chất phổ quát muôn đời. Trước hết, cần hiểu rõ nỗi khổ của người ta không gì bằng “chữ tình”. “Chữ tình” ở đây chính là tình cảm, cảm xúc đối với đồng loại, nhân dân, đất nước và cũng là tình cảm của chính người nghệ sĩ mang thiên chức “nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (nói như Sê – Khốp).

“Nỗi khổ” không chỉ là đơn giản là chuyện sướng khổ theo nghĩa thông thường trên đời mà khổ chính là nhà văn bằng thiên chức của mình đã cảm thông sâu sắc đến tận cùng mọi buồn vui sướng khổ của nhân loại nói chung, nhân dân mình, dân tộc mình nói riêng. Họ có thể đau đớn, vật vã giằng co đến chảy máu trước cảnh ngộ thân phận xót xa của người khác. Cũng có thể reo lên sung sướng trước niềm vui dù là nhỏ nhoi của con người.

Như thế, nỗi khổ lớn nhất xưa nay của người nghệ sĩ hoá ra lại là chuyện cảm thông chia sẻ, tri ân trước mọi cung bậc của tình cảm con người. Để nói lên được tất cả tình cảm ấy, người nghệ sĩ phải sống với cuộc đời , sống với con người, phải mở lòng đón nhận mọi vang động của cuộc đời. Và để có được sức cảm thông đó, người nghệ sĩ phải dấn thân, phải tự nguyện, nói như nhà văn Lỗ Tấn thì đại ý: Tôi ăn lá ăn cỏ để vắt ra là sữa nuôi người đạt được trình độ ấy thì nỗi khổ lớn nhất lại là niềm hạnh phúc nhất.

“Cái khó ở trên đời không gì bằng sự gặp gỡ”. Thực chất đây là sự giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận, là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ cảm thông. Người viết bao giờ cũng mong mỗi người đọc hiểu mình, cảm nhận được điều mình muốn gửi gắm kí thác. gặp gỡ chính là sự đồng điệu hòa hợp của những tâm hồn. ở mức độ thống nhất cao thì đó là đồng cảm xúc của người đọc.

Hiểu như vậy thì cái khó lại là sự thành công sự tuyệt mĩ của tác phẩm. Tác phẩm chỉ thật sự có giá trị khi được đông đảo bạn đọc đón nhận tìm thấy mình ở trong đó.

Mối quan hệ giữa cái khổ và cái khó của người nghệ sĩ chính là mối quan hệ giữa quá trình người nghệ sĩ sống, chiêm nghiệm, hoá thân trong cuộc sống dài để phản ánh chân thật những cảm xúc những suy tư, những trăn trở, niềm đau khổ vô cùng và hạnh phúc vô cùng của con người và truyền thông cho được tình cảm ấy đến với bạn đọc. Sự đón chờ, tiếp nhận hồ hởi của bạn đọc là tiêu chuẩn khắt khe nhất, nghiêm túc nhất đối với sự trường cửu của tác phẩm văn chương. Người nghệ sĩ nào làm được sứ mệnh ấy là nghệ sĩ lớn, tác phẩm nào đạt được sự hoà hợp ấy là tác phẩm bất hủ không sợ thời gian.

Cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác, trong đời sống văn học luôn có mối liên hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận. Nếu tác giả là người sáng tạo văn học thì tác phẩm là phương tiện truyền bá văn học và người đọc là chủ thể tiếp nhận văn học. Không có người đọc, không có công chúng thì những cố gắng của tác giả, mọi giá trị của tác phẩm cũng trở nên vô nghĩa.

Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Bao giờ người viết cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận được những điều mình muốn gửi gắm, kí thác. Cao Bá Quát từng nói: “Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ”. Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều vô cùng khó khăn. Song dẫu không có được sự gặp gỡ hoàn toàn, tác giả và người đọc thường vẫn có được sự tri âm nhất định ở một số khía cạnh nào đó, một vài suy nghĩ nào đó. Đọc Truyện Kiều, người không tán thành quan niệm “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ông nỗi đau nhân thế; người không bằng lòng việc tác giả để cho Từ Hải ra hàng vẫn có thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng “Chọc trời khuấy nước mặc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”,…

Tính đa dạng, không thống nhất cũng là một điểm nổi bật trong sự giao tiếp của người đọc với tác phẩm. Tính chất này bộc lộ ở chỗ cùng một tác phẩm nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau. Đọc Truyện Kiều, người thấy ở Thuý Kiều tấm gương hiếu nghĩa, người coi nàng như là biểu tượng cho thân phận đau khổ của người phụ nữ,… Sự khác nhau trong cảm nhận, đánh giá tác phẩm có nguyên nhân ở cả tác phẩm và người đọc. Nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp, ngôn từ càng đa nghĩa thì sự tiếp nhận của công chúng về tác phẩm càng lắm hình nhiều vẻ. Tuổi tác, kinh nghiệm sống, học vấn hay tâm trạng người đọc cũng tác động không nhỏ đến quá trình tiếp nhận tác phẩm. Chẳng hạn cùng đọc truyện Bà chúa tuyết của An-đéc-xen, trẻ em và người lớn đều thích thú, nhưng cách hiểu của mỗi người lại không giống nhau. Vẫn là bài Thơ duyên của Xuân Diệu nhưng khi buồn đọc khác, khi vui đọc khác, khi đang yêu đọc khác. Điều đáng lưu ý là, dù cách hiểu có khác nhau, nhưng người đọc cần cố gắng để đạt tới một cách hiểu đúng về tác phẩm, làm sao để tác phẩm toả sáng đúng với giá trị thực của nó.

Đọc và hiểu tác phẩm văn học là một hành động tự do, mỗi người có cách thức riêng, tuỳ theo trình độ, thói quen, thị hiếu, sở thích của mình, nhưng nếu nhìn nhận một cách khái quát vẫn có thể thấy những cấp độ nhất định trong cách thức tiếp nhận văn học.

+ Thứ nhất là cách cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm, tức là xem tác phẩm kể chuyện gì, có tình ý gì, các tình tiết diễn biến ra sao, các nhân vật yêu ghét nhau thế nào, sống chết ra sao… Đó là cách tiếp nhận văn học đơn giản nhất nhưng cũng khá phổ biến.

+ Thứ hai là cách cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ở đây người đọc có tư duy phân tích, khái quát, biết từ những gì cụ thể, sinh động mà thấy vấn đề đặt ra và cách thức người viết đánh giá, giải quyết vấn đề theo một khuynh hướng tư tưởng – tình cảm nào đó.

+ Thứ ba là cách cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm, thấy cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó, cảm nhận được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống được tái hiện, lại biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của câu chữ, kết cấu, loại thể, hình tượng…, qua đó không chỉ thấy rõ ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác phẩm mà còn xem việc đọc tác phẩm là cách để nghĩ, để cảm, để tự đối thoại với mình và đối thoại với tác giả, suy tư về cuộc đời, từ đó tác động tích cực vào tiến trình đời sống.

Để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người đọc phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình, tích luỹ kinh nghiệm tiếp nhận, biết trân trọng sản phẩm sáng tạo của một ý thức khác, lắng nghe một tiếng nói khác, làm quen với một giá trị văn hoá khác, tìm cách để hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn, nhờ thế mà làm phong phú thêm vốn cảm thụ của mình. Không nên thụ động mà phải tiếp nhận văn học một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng. Thói quen đọc – hiểu theo kiểu suy diễn tuỳ tiện chẳng những làm thui chột các giá trị khách quan vốn có của tác phẩm, mà còn làm nghèo năng lực tiếp nhận các tác phẩm mới, lạ và khó. Người ta bao giờ cũng có phát hiện mới về tác phẩm trên tầm cao của kiến thức, tình yêu thiết tha với cái đẹp, sự say mê và rung cảm mãnh liệt với văn chương.

Xem thêm:

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: “Xưa nay, nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ” (Cao Bá Quát) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.