Thời gian cực tiểu và thời gian cực đại trong đạo Phật

Thời gian cực tiểu và thời gian cực đại trong đạo Phật

Từ lúc con người có ý niêm về thời gian cho đến khi con người tìm được cách tính thời gian thì mỗi nơi mỗi khác. Tùy theo từng cái nhìn và mục đích sử dụng thời gian lại càng có sự khác biệt sâu sắc hơn nữa. Một đặc điểm chung dễ thấy trong quan niệm về thời gian đó là đều chia thời gian theo từng đoạn nhất định và khẳng định tính tương đối (đoạn) và tuyệt đối (vô thủy vô chung) của nó.

Trước hết, khái niệm thời gian được diễn tả trong trường phái Phật giáo Nguyên thủy bằng thuật ngữ “samaya”, bao hàm cả ý nghĩa về “điều kiện” và “thời gian”. Trong khái niệm “samaya” được chia làm 5 loại nhỏ hơn:

–  Kala (thời gian): thời gian tiếp nối.

– Samula (nhóm): Thời gian tích tụ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các pháp.

– Hetu (nguyên nhân): Thời gian phụ thuộc lẫn nhau của vạn vật.

– Khaṇa (tính nhất thời): Thời gian kết nối tâm thức từ quá khú đến hiện tại của chủng hạt giống thiện.

– Samavaya (sự kết hợp): Thời gian hòa hợp có chủ đích của các duyên.

Theo đạo phật, thời gian nhỏ nhất (cực tiểu) được gọi là satna. Thời gian lớn nhất (cực đại) được gọi là kiếp. Tuy nhiên, đạo phật cũng cho rằng đó chỉ là cách đo đếm giả định, còn bản chất chân thực của thời gian là vô thủy vô chung, không thể đo đếm được. Ví như khi một pháp hiện hình thì duyên đã khởi từ trước, khi một pháp kết thúc về mặt hình thái thì tâm thức còn kéo dài tiếp sau đó. Nghĩa là không có khởi đầu xác định cũng không có kết thúc được xác định.

Satna là khái niệm chỉ sự biến đổi mau lẹ, vô thường của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Satna được hiểu như là một đọan thời gian rất ngắn, một khoảnh khắc, chốc lát mang tính nhất thời. Theo ước đoán, 1 satna = 0,013333 giây (chưa bằng 1 phần 1 triệu giây).

Theo khái niệm đó, 1 satna là khoảng thời gian vô cùng nhỏ đến nỗi con người không thể cảm nhận bằng giác quan. Đó là một khái niệm mang tính siêu hình, vượt ra khởi nhận thức của con người. Tuy nhiên, ngày nay, nhờ các thuật toán, con người đã tiếp cận được khái niệm này về mặt lí tính.

Kiếp là khái niệm chỉ thời gian cực đại (khoảng thời gian lớn nhất mà con người có thể hình dung). Kiếp được phân chia làm nhiều mức khác nhau bao gồm: tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp:

– Mỗi tiểu kiếp bằng 16.800.000. Đó là một con số vô cùng lớn, dùng để biểu thị sự tồn tại của một phật pháp.

– Mỗi trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp nghĩa là bằng 336.000.000 năm.

– Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp nghĩa là bằng 1.344.000.000 năm.

Để biểu thị sự lâu dài của một kiếp, đạo phật ví như thời gian làm tảng đá vuông rộng 40 dặm mòn hết bằng sự mài mòn của chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một lần phất vào. Hay như một cái bình vuông có bề cao và các mặt vuông đều rộng 40 dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết một kiếp. Đó là một con số vô cùng.

Nếu căn cứ theo các khái niệm kho học ngày nay, kiếp được biểu thị như là tốc độ của ánh sáng, một đơn vị đo thời gian, được sử dụng để tính khoảng cách của các vì sao so với trái đất.

Trên căn cứ đó, đạo Phật cũng chỉ ra rằng, thời gian là vô thủy vô chung, kéo dài từ những chủng hạt vô cùng nhỏ đến vô cực. Thời gian trong vòng tuần hoàn khép kín của kiếp luân hồi, không có điểm khởi đầu và không có hồi kết thúc. Trong vòng luân hồi bất tận đó, quá khứ nơi này trở thành tương lai nơi khác.

Như vậy, sụ tồn tại của đời người trong thời gian chỉ là một khoảng vô cùng nhỏ, như mọt tia chớp lóe lên trên bầu trời mà thôi. Thời gian chúng ta đang nhận thức chính là thời gian lí tính và có sự mơ hồ giữ a thời gian lí tính và thời gian tâm thowifTa thấy nó thật dài là bởi ta đang so sánh với cái ngắn hơn. Ta thấy nó ngắn là bởi ta đang so sánh với cái dài hơn. Sự ước đoán thời gian trong đạo phật nhằm mục đích khẳng định tính vĩnh hằng của phật pháp mà thôi. Khi con người có nhận thức sự sống hữu hạn, tâm thức hữu hạn so với phật pháp, mơ hồ về tính khởi đầu và sau khi kết thúc làm tăng thêm sự ảo diệu của triết niệm thời gian.

Vô hình hay hữu hình, có khởi đầu hay có kết thúc, ngắn hay dài chẳng qua là do sự nhận thức của con người mà thôi. Cũng như cái chết trong thời gian cũng chỉ như thay một bộ y phục thể xác, như hạt giống rơi xuống đất lại mọc lên thành cái cây, như mặt trời lặn ở phương Tây lại mọc lên ở phương Đông vậy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang