Soạn bài: Kịch

kich

Kịch

I. Khái lược về kịch:

1. Khái niệm:

Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kịch bản ( lĩnh vực văn học), đạo điễn, diễn viên, họa sỹ… (thuộc lĩnh vực sân khấu).

2. Phân biệt kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu (kịch):

Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.

Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc trưng của nó.

3. Đặc trưng của kịch:

* Xung đột và cách giải quyết xung đột:

– Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịch -> Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật

+ Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở của kịch – Pha đê ép)

+ Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với gia đình, dòng họ..), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm nhân vật)

– Xung đột phát triển đến cao trào → giải quyết (Mở nút) → Tư tưởng tác phẩm.

* Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.

* Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ kịch:

– Đặc điểm: Khắc họa tính cách: Ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vât, “cá tính hóa”

VD: Lời thoại của Rô- mê – ô (mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát trong sự lựa chọn), Apagong (đầy rẫy những lời lẽ về tiền vàng), Ông Juoc-đanh (Đầy rẫy những lời học đòi quê mùa)

– Ngôn ngữ mang tính hành động: thể hiện tranh luận, tấn công, chống đỡ, thuyết phục, cầu khẩn, đe dọa, ra lệnh…

VD: Lời thoại của Đan Thiềm

– Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

VD: “Làm gì mà quàng quạc cái mồm lên thế. Ông đánh ựa cơm ra bây giờ” (Chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt); Cái chi nghe kinh người, Giống vật không biết nhục (Vũ Như Tô)

* Có 3 loại: Đối thoại, đọc thoại (nhân vật tự bộc bạch tâm sự của mình, có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya), bàng thoại.

4. Phân loại:

Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột kịch phân ra 3 loại sau:

  • Bi kịch: nỗi xót xa, thương cảm,…
  • Hài kịch: tình huống khôi hài, đối lập,..
  • Chính kịch: đề tài cuộc sống.

Căn cứ vào ngôn ngữ trình diễn:

  • Kịch thơ
  • Kịch nói
  • Ca kịch ( tuồng, chèo, cải lương)
  • Kịch câm
  • Nhạc kịch
  • Vũ kịch
  • Kịch rối

Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại:

  • Kịch dân gian ( chèo, tuồng, cải lương…)
  • Kịch cổ điển ( trước thế kỷ XX)
  • Kịch hiện đại (từ thế kỷ XX)

* Yêu cầu về đọc kịch bản:

– Tìm hiểu xuất xứ

–  Phân tích lời thoại của nhân vật.

– Phân tích hành động kịch -> xung đột kịch

– Nêu chủ đề tư tưởng.

VD: Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

– Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.

– Là người trân trọng, đam mê cái tài- tài sáng tạo ra cái đẹp. Nét tính cách ấy được nhà văn gọi là” bệnh Đan Thiềm”- “ bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp; Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Bi kịch, nỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu được người tài ngay cả khi đánh đổi cả mạng sống.

– Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.