cau-ghep-ngu-van-8

Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo)

Câu ghép (tiếp theo)

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:

-VD: Bởi nó chăm học nên nó được thầy cô yêu mến.( quan hệ nguyên nhân -kết quả)

a/ Vì trời nắng hạn/ kéo dài nên lúa/ đỏ ngọn.

CN              VN            CN     VN

b/ Tuy rét/vẫn kéo dài mùa xuân/ đã đến bên bờ sông Lương.

CN     VN               CN                     VN

c/ Nếu em /cố gắng thì em /đạt điểm cao.

CN      VN        CN          VN

d- Mặc dù nhà/ ở xa trường nhưng em /vẫn đi học đúng giờ.

CN         VN                  CN               VN

e- Hoa móng ngựa/ nở trắng trên sườn đồi và hoa mai/dệt

CN                      VN                              CN

vàng   hai bên bờ suối.

               VN

g/ Anh /học bài hay anh/ làm bài.

CN       VN          CN    VN

h/ Chiếc đò /đã tới bến, anh/ bước lên bờ đứng ở dốc đê.

CN              VN      CN                 VN

i/ Chúng ta /nghỉ vài phút rồi chúng ta/ làm tiếp nhé.

CN               VN                  CN              VN

– Quan hệ giữa các vế trong các câu ghép trên là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?

a- Quan hệ nguyên nhân – kết quả

b-Quan hệ tương phản

c- Quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả

d-Quan hệ nhượng bộ – tăng tiến

e-Quan hệ đồng thời

g- Quan hệ lựa chọn

h- Quan hệ nối tiếp

– Vậy qua phân tích, ta thấy các vế trong câu ghép có những mối quan hệ nào?

 *  Ghi nhớ; sgk/123

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép;

a- Vế (1) và vế (2) : nguyên nhân- kết quả.

– Vế (2) và (3) : quan hệ giải thích

b- Hai vế câu có quan hệ điều kiện- kết quả.

c- Các vế có quan hệ tăng tiến.

e – Câu 1 dùng QHT rồi nối 2 vế chỉ quan hệ nối tiếp.

– Câu 2 : quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bài tập2:

a/Tìm câu ghép:

– Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm.

– Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

– Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

–  b/ Các vế trong các câu ghép trên có quan hệ nguyên nhân- kết quả

– c/ Không nên tách các vế câu ghép trên thành câu riêng vì chúng có quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ, thống nhất.

Bài 3: Không thể tách mỗi vế câu trong từng câu ghép ra thành câu đơn vì nó không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận.

-Căn cứ vào đâu mà em xác định được mối quan hệ giữa các vế trong các câu ghép trên?

+ Căn cứ vào quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng hoặc căn cứ vào ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.

  • Liên hệ giáo dục:sử dụng đúng câu ghép trong nói, viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang