Nội dung:
Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
I. Bài tập nhận diện:
1. Phân tích cách bác bỏ trong đoạn trích (a):
– Vấn đề bác bỏ: Quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người trở thành nô lệ của tiện nghi.
– Cách bác bỏ: Kết hợp lý lẽ và dẫn chứng:
+ Nêu và khẳng định: cuộc sống riêng không biết gì đến cộng đồng xã hội là một cuộc sống nghèo nàn, dù có đầy đủ tiện nghi (câu 1).
+ Phân tích bản chất và tác hại của cuộc sống đó bằng các hình ảnh so sánh
(mảnh vườn rào kín; đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng)
à để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng, động viên người đọc làm theo.
+ Đi đến kết luận nhằm bác bỏ cuộc CS đó. (câu 5)…
2. Phân tích cách bác bỏ trong đoạn trích (b):
– Vấn đề bác bỏ: Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước một vưong triều mới.
– Cách bác bỏ: Dùng lý lẽ để phân tích, nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
– Cách bác bỏ:
+ Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung,
+ Bày tỏ nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua;
+ Đồng thời khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài -> bác bỏ thái độ sai lầm của nho sĩ Bắc Hà, động viên người hiền tài ra giúp nước.
– Cách diễn đạt: từ ngữ trang trọng, giản dị; giọng điệu chân thành, khiêm tốn, Sử dụng câu tường thuật kết hợp câu hỏi tu từ …-> thể hiện cái tâm và cái tình của người bác bỏ.
II. Bài tập vận dụng:
1. Kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong lời nói
Bác bỏ một trong hai quan niệm về kinh nghiệm học văn và đề xuất kinh nghiệm học văn tốt nhất.
Quan niệm a:
+ Vấn đề cần bác bỏ: Nếu chỉ đọc nhiều sách và thuộc nhiều thõ văn thì mới chỉ có kiến thức sách vở, thiếu kiến thức đời sống
Đây là quan niệm phiến diện.
+ Cách bác bỏ : dùng lý lẽ và dẫn chứng thực tế.
Quan niệm b :
+ Vấn đề cần bác bỏ: Nếu chỉ luyện tư duy, luyện nói, luyện viết thì mới chỉ có phương pháp chứ chưa có kiến thức về bộ môn và kiến thức về đời sống.
Cho nên, đây cũng là một quan niệm phiến diện.
+ Cách bác bỏ: Dùng lý lẽ và dẫn chứng thực tế để phân tích, chứng minh.
– Quan niệm đúng đắn về phương pháp học văn:
+ Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích luỹ vốn sống thực tế.
+ Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn để có khát vọng vượt lên những giới hạn của bản thân.
+ Có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn để nắm được tri thức một cách cõ bản và hệ thống.
+ Thường xuyên đọc sách báo …và có ý thức thu nhập thông tin đại chúng…
2. Kỹ năng vận dụng TTLLBB để viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh
1. Mở bài:
– Có thể giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau (một quan niệm như đề bài; một quan niệm về cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập: phải có trí tuệ, có khát vọng làm giàu, có lòng nhân ái, có ý thức trách nhiệm …).
2. Thân bài:
a. Thừa nhận: theo đề bài, thì đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại trong thanh niên (phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy)
b. Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:
– Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống học đòi, buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
– Cách bác bỏ: dùng lý lẽ để phân tích và lấy dẫn chứng để chứng minh.
c. Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
3. Kết bài:
Phê phán và nêu tác hại của quan niệm và cách sống sai trái trên.
III. Tổng kết:
Các lưu ý khi sử dụng TTLLBB:
– Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc khía cạnh sai lệch… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
– Trong nhiều trường hợp, khi tiến hành bác bỏ không nên phủ định hoàn toàn.
– Khi nói, viết đoạn văn bác bỏ cần chú ý đến bố cục, chọn lựa và sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học, chặt chẽ
- Tự học
Hãy bác bỏ quan niệm sau
“Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan điểm sống gấp gáp, bồng bột của tuổi trẻ?”