Suy nghĩ: Tuổi trẻ nên sống theo cách của cha mẹ vạch sẵn hay tự thân lập nghiệp?

suy-nghi-tuoi-tre-nen-song-theo-cach-cua-cha-me-vach-san-hay-tu-than-lap-nghiep

Suy nghĩ: “Tuổi trẻ nên sống theo cách của cha mẹ vạch sẵn hay tự thân lập nghiệp?”

  • Mở bài:

Những sự lựa chọn lớn sẽ vạch ra con đường ta đi nhưng chính những sự lựa chọn nhỏ nhất mới đưa chúng ta đến đích. bạn đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Một bước nữa thôi cuộc đời bạn sẽ bước sang trang mới. Có rất nhiều sự lựa chọn và buộc bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy theo bạn, tuổi trẻ nên sống theo cách của cha mẹ vạch sẵn hay tự thân lập nghiệp?

  • Thân bài:

Đã không còn cái cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” nữa. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn rất nhiều bậc phụ huynh muốn thay con mình quyết định những lựa chọn trọng đại như: nghề nghiệp, hôn nhân, cách sống, nơi ở,… Nhiều bạn trẻ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào những lựa chọn của cha mẹ mà không hề có sự tự than vận động nào. Chuyện tưởng như là đùa nhưng lại là sự thật vãn đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta.

Sự việc trên đã không ít khiến giới trẻ bị ràng buộc, không thể có cơ hội làm theo khát vọng cũng như làm những việc mình thích. Khát vọng ở đây đơn giản là sự tự do, một buổi chiều nhẹ nhàng bên quán cà phê cùng “chí cốt”, cùng nhau xem bóng đá, thưởng thức một bộ phim hoặc cùng nhau bước đến một ngôi trường cấp ba tuy bé nhưng vừa sức.

Xa hơn nữa, một buổi học lớp nhộn nhịp khi đứa nào cũng vui vẻ, tự hào với nghề nghiệp mình đã chọn, cái đam mê mà chúng ta thủ thỉ với nhau như một bí mật, tuy lương có khi lại không cao nhưng ai cũng hài lòng. Thỉnh thoảng, ta còn kể cho nhau nghe về những chuyến du lịch chẳng xa xỉ gì nhưng lại đầy ắp kỷ niệm,….

Tin tưởng ở cha mẹ là hành động đúng đắn. Cha mẹ là người từng trải, đã đi qua những khó khăn, thử thách, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, kết hợp với tình thương yêu chắc chắn sẽ cho ta những lời khuyên bổ ích. Càng đáng quý hơn nữa nếu các bậc cha mẹ là những người thành đạt trong cuộc sống, lời khuyên bảo có giá trị hơn nghìn cuốn sách độc được.

Thế nhưng, dẫu đứng đắn hay quý giá như thế nào đi nữa, những lời khuyên ấy là phiến diện, chỉ đúng với chính họ và luôn có độ sai biệt đối với con cái. Mỗi người có một năng lực, một ý chí, một khát vọng hoàn toàn độc lập. Cha mẹ không nên bắt con cái phải lựa chọn theo cái mình muốn lựa chọn mà hãy để con cái tự quyết định các vấn đề của mình. Tuổi trẻ chúng ta cũng cần phải dũng cảm làm điều đó.

Thế giới sẽ thuộc về bạn nếu bạn lựa chọn nó. Đó là khi bạn được tự chọn cho mình một con đường riêng. Hãy nghĩ mà xem, ngược lại, bù với giây phút vui đùa tâm tình với bạn bè là quãng thời gian vùi đầu vào sách vở, điểm số chẳng thể thay đổi niềm đam mê, sở thích của bạn, lại càng không cho bạn một nụ cười nào khi nghĩ lại về nó. Ta chạy theo thành tích để lọt vào các trường Top một, kỷ yếu cũng có nhưng chả có tí gọi là kỷ niệm khi ta cứ chạy theo những việc không vừa sức để rồi cũng phải theo chân đến nơi đất lạ, tiếp thu cái nghề mà ta chẳng có tí hứng thú.

Vậy tại sao bạn cứ phải làm theo lời bố mẹ trong khi chúng ta là người quyết định cuộc đời ta? Biết là làm con phải nghe lời nhưng họ không thể quyết định cuộc đời ta được. ba mẹ sẽ không đi theo ta hay sống cuộc đời chúng ta. Mình hãy nen có một cuộc sống riêng, khổ hay sướng là do bàn tay mình nhào nắn mà thành. Bậc phụ huynh chỉ khuyên nhủ, tạo điều kiện mà thôi.

Có một điều hết nghịch lí, đó là cha mẹ nào cũng quả quyết rằng mình rất yêu thương con cái và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng, nhưng lại làm điều ngược lại, là tước đi của con quyền được sống cuộc đời của chính nó. Đã có không ít trường hợp ba mẹ đã đẩy con vào thế khó chỉ vì muốn con làm theo nhũng gì mình khát khao mà không hề quan tam con mình có động lực để thực hiện và gắn kết với khát vọng đó hay không.

Bằng chứng là cha mẹ thường đặt rất nhiều kỳ vọng vào con cái mà không tìm hiểu xem con mình thật sự mong muốn gì, có thiên hướng gì, và đâu là con đường phù hợp cho chúng. Những kỳ vọng ấy chính là những ước mơ hay mong muốn không thành của cha mẹ. Vậy nghĩa là chúng ta phải sống nốt phần đời chưa trọn của cha mẹ, còn đời chúng thì chẳng biết ra sao.

Gần nhất là chị họ tôi, chị rất thích vẽ và mơ ước trở thành một kiến trúc sư. Thế nhưng, ba mẹ chị ấy không hài lòng, cứ muốn chị ấy phải học ngành kinh tế vì cho rằng làm kiến trúc biết bao giờ sẽ giàu lên được. Rồi họ cũng bắt chị theo học quản trị kinh doanh, cái nghề mà dòng họ đã truyền nhau bao đời. Dẫu chẳng muốn, thế nhưng chị cũng cố theo ý ba mẹ. Sau một thời gian cố gắng, cuối cùng, chị cũng bỏ dở việc học giữ chừng. Sau đó, chị tự tay nộp hồ sơ vào đại học kiến trúc. Do bởi đam mê và tự tạo động lực cho mình, đến năm học thứ hai, chị đã được nhận học bổng du học tại Đức. Giờ thì chị đang làm việc cho một công ty nước ngoài với mức lương đáng mơ ước.

Trong trường hợp này, phải chăng người cần được điều trị chỉnh là cha mẹ? Kỳ vọng quá mức vào con, trao cho con một sứ mạng nặng nề mà trước đây bản thân cha mẹ chưa hoàn thành được, bất kể khả năng và nguyện vọng của con thế nào là một trong những “căn bệnh” dễ mắc phải của cha mẹ khi định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho con. Nhiều bậc cha mẹ do muốn con có một tương lai tốt đẹp nên thường bắt ép con cái phục tùng ý mình. Họ hay chỉ trích những ước mơ của con với những đánh giá chủ quan mà không xét đến sở thích, năng khiếu và năng lực của con để rồi đi đến những quyết định sai lầm.

Tuổi trẻ có nhiều ước mơ, nhiều mong muốn, khao khát được khám phá thế giới ở xung quanh. Những suy nghĩ đó sẽ liên tục biến đổi theo hoàn cảnh và thời gian phù hợp với những gì chúng ta tiếp xúc hoặc năng lực chúng ta rèn luyện được. Sự gần gũi, sẻ chia và đồng cảm với con cái sẽ giúp cha mẹ có thể giúp con em mình đi đến một quyết định đúng đắn. Những suy nghĩ chủ quan, không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của con cái, có thể khiến đôi khi cha mẹ vô tình trở thành người “đánh cắp” ước mơ của con, áp đặt trẻ thực hiện những ước mơ mà mình chưa thực hiện được.

  • Kết bài:

Chẳng ai có thể thực hiện tốt giấc mơ của người khác. Cũng đừng lãng phí thời gian để sống bằng cuộc đời của người khác. Hãy tự do mơ ước, thỏa sức khát vọng. Cuộc đời bạn sẽ trôi qua một cách vô nghĩa nếu cứ mãi đắm chìm trong lỗi lầm của quá khứ hay quá lo lắng cho tương lai. Hãy thực hiện ước mơ của bạn khi bạn còn có thể vì giây phút này đây sẽ là cuộc đời của riêng chúng ta. Thời gian dành cho bạn là có giới hạn, vì vậy đừng phí phạm nó để sống một cuộc đời của người khác. Đừng để sa vào những giáo điều mà người khác đặt ra cho bạn. Đừng để sự ồn ào của những ý kiến trái chiều nhấn chìm giọng nói bên trong bạn. Và điều quan trọng hơn hết, bạn cần phải nỗ lực để nghe theo con tim và trực giác của mình.

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về tinh thần lập nghiệp của các bạn trẻ hiện nay - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về lối sống khác khuôn khổ của một số bạn trẻ ngày nay - Theki.vn
  3. Nghị luận: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung - Theki.vn
  4. Suy nghĩ về vấn đề tuổi trẻ và tương lai đất nước qua Top 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam năm 2016 - Theki.vn
  5. Nghị luận: Kỹ năng sống của giới trẻ ngày nay - Theki.vn
  6. Nghị luận: Tâm lý ta về ta tắm ao ta và vấn đề hội nhập thế giới - Theki.vn
  7. Suy nghĩ về vài trò và trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước qua lời căn dặn của Bác: Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.