Nghị luận: Thế nào là công dân toàn cầu?

suy-nghi-ve-khai-niem-cong-dan-toan-cau-678

Thế nào là “công dân toàn cầu?”

  • Mở bài:

Hợp tác quốc tế không còn là một khái niệm xa lạ mà đã trở thành xu hướng chung của thế giới. Giao lưu kinh tế, văn hóa, hợp tác giữa các quốc gia đã trở thành một nhiệm vụ bức thiết và khẩn cấp để toàn nhân loại chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu, có liên quan đến sự ổn định an ninh, kinh tế thế giới và các vấn đề sinh tồn của con người trên trái đất này. Để làm được điều đó, mỗi con người phải là một “công dân toàn cầu”.

  • Thân bài:

1. “Công dân toàn cầu” là gì?

“Công dân toàn cầu” là những người có thể sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế.

“Công dân toàn cầu” được sản sinh từ hoạt động của các công ty đa quốc gia, từ chính sách thu hút chất xám của chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển trong những môi trường thuận lợi hơn của con người. Quá trình toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI đã làm phát sinh thế hệ công dân toàn cầu mới.

Ban đầu là nhu cầu làm việc và quản lý của các công ty đa quốc gia. Những công ty này có chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất, thí nghiệm… rải khắp các châu lục. Từ đội ngũ quản lý này đã manh nha hình thành những công dân toàn cầu đầu tiên. Sau đó, để tiếp tục cuộc chiến “tranh giành chất xám” khốc liệt trên thế giới, ngay từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ của nhiều quốc gia như Đức, Mỹ đã có chiến dịch ưu đãi, mời gọi các nhà khoa học, danh nhân nổi tiếng đến sinh sống và làm việc tại đất nước mình. Ngày nay, đã có nhiều quốc gia tạo điều kiện nhập quốc tịch dễ dàng cho các doanh nhân, nhà khoa học hay những người tốt nghiệp tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng.

Kế đến, đó còn là những người có nhu cầu và điều kiện làm việc ở hai quốc gia khác nhau. Họ đi lại, sinh sống hoặc làm việc thường xuyên bên ngoài cương thổ quê hương mình. Nếu không xét tới mặt chính trị, các công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm họ tích luỹ được khi sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá khác nhau.

“Công dân toàn cầu” là người có kiến thức về thế giới rộng lớn và có ý thức về vai trò của mình đối với thế giới, hiểu biết, tôn trọng và đánh giá cao sự đa dạng của thế giới; sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình; tham gia cộng đồng ở nhiều cấp độ, từ địa phương đến toàn cầu, đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử, bất công xã hội; sẵn sàng hành động để tạo ra một thế giới thành một nơi công bằng và bền vững hơn.

Về mặt thực tế, những công dân toàn cầu là những người có ít nhất một vài trong số các tính chất sau: đi lại nhiều nơi trên thế giới, có nhiều hơn một quốc tịch, tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với những người từ các nước khác nhau, có hiểu biết về văn hoá của nhiều nước trên thế giới, có mức thu nhập ở tầm quốc tế, có ảnh hưởng hay đóng góp đến nhiều nước, v.v.

Như vậy có thể hiểu: Công dân toàn cầu là những người sống, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Công dân toàn cầu là công dân có kiến thức nền tảng về các vấn đề văn hóa nhân loại  có  thể  giao lưu học tập  làm việc tại  bất cứ quốc gia nào, có thể hòa nhập với công dân trên toàn thế giới, có năng lực giải quyết những vấn đề chung của nhân loại như: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi dịch bệnh. Công dân toàn cầu là người coi những vấn đề của nhân loại là vấn đề của dân tộc mình, của cá nhân mình và biết suy nghĩ hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn…

2. Tại sao lại cần thiết trở thành công dân toàn cầu?

-Do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới. Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ, hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì để mọi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm cho cả Thế giới này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, internet như là chìa khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân loại.

3. Làm thế nào để trở thành một “công dân toàn cầu”?

Để trở thành một “công dân toàn cầu”, trước hết, bạn cần có một nền tảng tri thức, kỹ năng, văn hóa tốt, phù hợp với yêu cầu của thế giới. Bạn cũng cần có năng lực ngoại ngữ đủ tốt để có thể giao tiếp với công dân các nước, thực hiện cá hoạt đông trao đổi, giao lưu, hợp tác một cách hiệu quả. Bản lĩnh văn hóa của một “công dân toàn cầu” rất quan trọng. Cần giữ vũng “bản sắc văn hóa dân tộc”, đồng thời tiếp cạn, sàng lọc và tiếp nhận những giá trị văn hóa phù hợp, tiến bộ của thế giới, làm đa dạng hóa cảm thức văn hóa của mình. Bên cạnh việc tiếp thu, học hỏi kiến thức thì giới trẻ nhất thiết cần có những trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành nên những kỹ năng sống. Hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao cho đúng đắn.

Cần có  những hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới; có những kĩ năng thiết yếu như kĩ năng giăi quyết vấn đề kĩ năng giao tiếp kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng thực hành, sáng tạo… trong đó năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là cực kì quan trọng. Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mang tính cốt lõi: lòng tự trọng, tự  tôn, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm…

Để là một “công dân toàn cầu” hiệu quả, những người trẻ cần phải linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong công việc. Họ cần có khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, suy nghĩ nghiêm túc, truyền đạt ý tưởng hiệu quả và làm việc nhóm tốt. Những kỹ năng và thuộc tính này ngày càng được công nhận là cần thiết để thành công trong các lĩnh vực khác của đời sống thế kỷ 21, bao gồm nhiều nơi làm việc.

Những kỹ năng và phẩm chất này không thể được phát triển mà không sử dụng các phương pháp học tập chủ động mà qua đó học sinh học bằng cách làm và cộng tác với những người khác. “Giáo dục không chỉ là một truyền thống văn hoá mà còn là nhà cung cấp các quan điểm thay thế của thế giới và một sự tăng cường các kỹ năng để khám phá chúng”.

Các cơ hội mà thế giới “toàn cầu hóa” thay đổi nhanh chóng mang lại cho những người trẻ là rất lớn. Nhưng đi kèm theo đó cũng là những thách thức. Những người trẻ tuổi được hưởng một nền giáo dục trang bị cho họ kiến ​​thức, kỹ năng và giá trị họ cần để nắm lấy cơ hội và thách thức họ gặp phải, và tạo ra thế giới mà họ muốn sống. Một nền giáo dục hỗ trợ họ phát triển trở thành công dân toàn cầu.

Với những bạn trẻ ngày nay, có thể do quá vội vàng trên hành trình hòa nhập với thế giới mà có cái nhìn sai lệch về công dân toàn cầu. Mở rộng giao lưu, hợp tác, nhưng hãy tiếp nhận và tiếp biến cho phù hộ, đảm bảo “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Quá sính ngoại mà quên đi cái đẹp cái hay của dân tộc là một hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Giáo dục không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống, nó chính là cuộc sống.

Bài học nhận thức: 

“Công dân toàn cầu” có thể hòa nhập vào thế giới phẳng nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Đây là một thách thức lớn đối với giới trẻ trong xu hướng hội nhập thế giới; Phê phán những ngưòi vì hiểu chưa đúng về khái niệm “công dân toàn cầu” nên đánh mất bản sắc dân tộc coi thưòng những giá trị văn hóa  truyền thống của cha ông.

Công dân toàn cầu là ước mơ của người Việt trẻ cũng như mọi công dân trên thế giới này. Trở thành công dân toàn cầu là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Phấn đấu để thực hiện mong muốn đó bằng những hành động, việc làm thiết thực.

  • Kết bài:

Để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tuổi trẻ cần học hỏi, hòa nhập một cách có chọn lọc là việc làm khôn ngoan của các “công dân toàn cầu” tương lai. Bởi lẽ ở mỗi quốc gia đều có cái đẹp và cái chưa được đẹp, có cái phù hợp và cái chưa phù hợp với dân tộc ta. Nếu các bạn là những người đang còn trẻ, nếu các bạn thật sự nghĩ mình cần phá vỡ ranh giới của riêng bạn. Nếu bạn nói về một điều gì đó thì đó là ước mơ, nếu bạn hình dung ra nó thì nó là có thể, nhưng nếu bạn lên kế hoạch thì đó sẽ là hiện thực.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 từ) về chủ đề "Công dân toàn cầu" - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.