Suy nghĩ về lối sống chân thành

suy-nghi-ve-loi-song-chan-thanh

Suy nghĩ về lối sống chân thành.

  • Mở bài:

Bàn về sự chân thành, trong cuộc sống xã hội hiện đại có rất nhiều cách sống có những cách sống tích cực làm cho xã hội phát triển nhưng có những cách sống có những tác động tiêu cực làm cho trì trệ sự phát triển của xã hội vận động. Một trong những cách sống tích cực đáng để học hỏi đó là sự chân thành .

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Chân thành” là thái độ ứng xử, xuất phát từ những suy nghĩ, cảm xúc thành thực và thiện ý, tạo ra sự tương phản giả dối những ác ý, toan tính vụ lợi cho chính bản thân mình .

2. Biểu hiện của chân thành :

Sự chân thành thể hiện qua lời nói, việc làm, cử chỉ, hành động (một lời động viên, một ánh mắt nhìn đầy cảm thông, một comment thể hiện sự quan tâm…).

3. Tại sao chúng ta phải sống chân thành?

– Xuất phát từ thành thực và thiện ý, không phải toan tính dối trá, mọi lời nói đều thanh thản, tự trọng, giản dị.

– Có được sự tin yêu, tôn trọng của những người xung quanh, làm cho mọi mối quan hệ tốt đẹp hơn, đưa đến sự đồng thuận, sự đồng thuận dễ thành công.

4. Bàn luận thêm về sự chân thành:

– Nên có sự phân biệt giữa trung thực và chân thành .

+ Trung thực là phẩm chất tự thân của con người nhưng có thể anh ta chỉ giữ cho riêng mình.

+ Chân thành là một thái độ ứng xử, luôn hướng về người khác.

– Trung thực và chân thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chỉ có những người trung thực mới có thể sống chân thành , những người dối trá thì không thể có sự chân thành.

– Trung thực có thể trở thành một cách ứng xử .

– Chúng ta có thể luôn luôn sống trung thực bởi trung thực là phẩm chất là cái đẹp của con người nhưng chân thành không hẳn vì có những người ta không thể sống chân thành (Ví dụ với kẻ thù … )

– Chúng ta phải chú ý để sự chân thành phải luôn đạt kết quả tốt nhất trong giao tiếp. Chúng ta phải chú ý cách nói, thời điểm nói hoàn cảnh nói, cách ứng xử không cẩn thận sẽ làm người ta muốn chân thành bị tổn thương ảnh hưởng đến mối quan hệ đang tốt đẹp …

5. Bài học nhận thức:

– Rèn luyện có trái tim yêu thương, nhân hâu, vị tha, mong muốn điều tốt đẹp đến người khác.

– Rèn cho mình những kĩ năng sống.

Nghị luận: ý nghĩa của lối sống chân thật


Tham khảo:

Ý nghĩa của lối sống chân thành.

Chân thành là thái độ ứng xử, xuất phát từ những suy nghĩ, cảm xúc thành thực và thiện ý, tạo ra sự tương phản giả dối những ác ý, toan tính vụ lợi cho chính bản thân mình .

Trong cuộc sống, muốn đi đến thành công, bạn phải xác định cho mình mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể đạt được những mục tiêu của mình bằng sự chân thành của bản thân. Sự chân thành sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh, niềm tin và một tinh thần lạc quan để đưa ta đến đỉnh cao của thành công. Trước khi bắt tay làm việc gì, bạn hãy tự kiểm tra mức độ chân thành của mình.

Lòng chân thành có nghĩa là sự phản ánh trung thực mọi mặt trong đời sống. Thẳng thắn, trung thực đôi khi làm bạn dễ bị tổn thương, nhưng cho dù thế nào bạn vẫn phải sống chân thành, thẳng thắn. Vì nếu sống thiếu chân thành, chúng ta sẽ bị mọi người xem thường và xa lánh. Một con người có lòng chân thành nhất định sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến.

Sự chân thành không chỉ thể hiện trong lời nói, mà phải được bắt nguồn từ tấm lòng và tình cảm thực sự. Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn. Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện hết sức tinh tế, văn hóa, nếu không dễ trở thành phản cảm, khó chấp nhận. Trong nghệ thuật “đối nhân xử thế”, vấn đề đặt ra trước tiên là lòng chân thành, vì chân thành, con người mới tạo được những uy tín cho cá nhân và làm cho mọi người nể phục.

Sự chân thành là một thứ phương thuốc thần diệu nhất giúp con người tạo được cho mình một thế quân bình trong đời sống. Sống trong một xã hội cuộc sống thường ngày phải chung đụng cùng bao nhiêu người mà ta bắt buộc phải giao tiếp thường xuyên, nếu trong những cuộc tiếp xúc chúng ta thiếu lòng chân thành tự nhiên sẽ bị mọi người coi thường và tìm phương trốn lánh, nói một cách khác là chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập. Đó chính là một điều thất bại vô cùng tai hại cho công cuộc tiến thủ cho chúng ta trên bước đường đi tìm tương lai.

Ngoài ra, lòng thành thật còn giúp chúng ta có thêm một phương tiện để chinh phục lòng người. Nếu một con người sống ngoài xã hội lại thiếu tinh thần ngay thẳng, nghĩa là sống không có lòng thành thật tự nhiên sẽ tạo cho mình một sự thất bại không phương cứu vãn. Một con người có lòng thành thật, luôn luôn bao giờ cũng tôn trọng chữ thành và chữ tín, nhất định sẽ được mọi người sống chung quanh mình ưu đãi bằng tất cả sự kín đáo tha thiết.

Ngược lại một người chủ trương lọc lừa, xảo trá, gian ngoa làm bất cứ một công việc gì cũng luôn luôn bị những người chung quanh tìm những cách lánh xa. Lòng chân thành là một thứ tính tình quan hệ để giúp con người bảo toàn được thiên chức làm người của cá nhân, chính lòng chân thành cũng giúp cho con người nêu cao nhân cách

Người chân thành luôn biết phân biệt đúng – sai, luôn tôn trọng những gì đã nói, không dùng những lời nói hoa mỹ, sáo rỗng để che đậy sự giả dối. Họ tự tin, khiêm tốn, kiên định và luôn thể hiện cảm xúc thật của lòng mình. Họ sẽ không giấu giếm bất cứ điều gì, cho dù sự thật ấy khiến cho bạn và ngay cả họ cũng đau lòng.

Người chân thành không hề so đo, tính toán thiệt hơn. Sống với người chân thành bao giờ cũng cảm thấy thật dễ chịu và thật hạnh phúc. Bên cạnh người chân thành, ta dễ dàng bộc lộ chính con người thật của mình. Bạn sẽ không thể nào mang lại niềm vui cho mình và cho mọi người khi trong lòng luôn mang nặng nỗi hoài nghi. Nếu biết dùng sự chân thành, lòng bao dung và nhẫn nhịn thì bạn dễ dàng hóa giải được mọi mâu thuẫn.

Ở đâu có sự chân thành thì ở đó sẽ có hạnh phúc đích thực. Thật hạnh phúc biết bao khi thế giới này tràn ngập sự chân thành, bạn hãy đặt ra cho mình một phương châm sống, đó là chân thành với tất cả mọi người.

Vì những lý do đó cho nên trong phương diện xử thế vấn đề được đặt ra trước nhất là lòng chân thành, sự thành thật giữa người đối với người là như thế. Con người nếu sống trong xã hội luôn bị những người khác cạnh tranh thì vấn đề chân thành càng phải được bảo toàn hơn bao giờ hết. Vì chân thành, con người mới tạo được những uy tín cho cá nhân mình và làm cho mọi người chung quanh khâm phục, từ chuyện khâm phục cá nhân con người mới có thể nói đến những vấn đề mật thiết lâu bền.

Nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi. Con người muốn thành công trên trường đời bao giờ cũng phải tạo cho mình lòng chân thành tuyệt đối. Chỉ những người đã học được quyền năng của sự chân thành và cống hiến vị tha mới trải nghiệm được niềm vui sâu sắc nhất của cuộc đời.

Nghị luận về ý nghĩa của tấm lòng trung thực

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.