Nghị luận: Suy nghĩ khác, góc nhìn khác qua bức tranh trái ngược.

suy-nghi-ve-vai-tro-cua-suy-nghi-khac-goc-nhin-khac-doi-voi-su-thanh-cong-cua-moi-con-nguoi

Ý nghĩa của suy nghĩ khác, góc nhìn khác qua bức tranh trái ngược.

  • Mở bài:

Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải – trái, đúng – sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Bức vẽ trên cho thấy: Nếu đứng ở góc độ khác nhau, ta sẽ có những cách nhìn, cách nghĩ khác nhau. Mỗi người đều góc nhìn khác, suy nghĩ khác, nên cần tôn trọng những ý kiến trái ngược với mình.

  • Thân bài:

Bức vẽ ghi lại cuộc tranh luận của hai người đứng ở hai phía khác nhau. Họ sẽ không tìm được tiếng nói chung, vì ai cũng cho là mình đúng. Cuộc tranh luận sẽ không có hồi kết nếu như hai người không cùng đứng về một phía để nhìn nhận sự việc. Hơn nữa, mỗi người phải biết đặt mình vào vị trí của người khác để được thấu hiểu đúng hơn. Từ đó, bức vẽ đặt ra cho chúng ta một vấn đề: để đánh giá một sự việc một cách đúng đắn, hãy xem xét nó ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ.

Chi tiết trong bức vẽ cho thấy từ những góc nhìn khác nhau, không ai đúng hoàn toàn và cũng không ai sai, mỗi người có lí giải riêng, đúng theo góc nhìn riêng của mình.

Những cuộc tranh luận tương tự diễn ra hằng ngày, từng giờ từng phút, trong gia đình, trường học, cơ quan, đường phố, trên các phương tiện truyền thông… dường như hiếm khi đi đến hồi kết vì không cùng một góc nhìn. Truyện cười dân gian Việt Nam xưa “Thầy bói xem voi” đã từng nhắc chúng ta về hiện tượng này.

Ý nghĩa của bức tranh khiến chúng ta không ngừng suy ngẫm. Nếu chúng ta cứ đứng ở một góc nhìn mà đánh giá sự việc, con người, không chịu đặt mình vào góc nhìn của người khác, thì ý kiến của mình thiếu khách quan và trở nên thiển cận.

Những mâu thuẫn không đáng có trong các mối quan hệ, những thiệt hại đáng kể trong kinh doanh, trong công việc… cũng bắt đầu từ chỗ không bao quát, không nhìn từ nhiều phía trước khi đưa ra nhận định. Cần khiêm nhường đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu người, hiểu việc là thái độ sống khôn ngoan của người thành công.

Nguyên nhân dẫn đến việc mỗi người có một nhận định khác nhau khi cùng đánh giá một sự việc là bởi họ đứng ở góc nhìn khác nên có tầm nhìn khác, từ đó nhận định cũng khác những người còn lại. Mặt khác, bản thân mỗi người có tính bảo thủ, cố chấp, chủ quan, không muốn lắng nghe, không thừa nhận cái đúng của người khác.

Bức tranh phản ánh một sự thật trong cuộc sống, có nhiều người thiếu sáng suốt, lười tư duy và nhận định chủ quan về những gì họ nhìn thấy trong cuộc sống. Đây là bản tính mà ai cũng có.

Phê phán: Trong cuộc sống không hiếm người giống “thầy bói xem voi”, phiến diện, hẹp hòi khi đánh giá mọi việc…

Bài học: Để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đế tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.

  • Kết bài:

Bức biếm họa đơn giản nhưng lại đem đến cho mọi người một lời nhắc chân thành sâu sắc: Hãy đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu người, hiểu đời, hiểu chuyện hơn. Cần có một góc nhìn khác, suy nghĩ khác nhưng nếu đứng ở góc độ sai lầm thì cần khiêm nhường tiếp nhận ý kiến của người khác để nhận thức đúng về những sự việc trong cuộc sống.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Dàn ý nghị luận: "Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân..." - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.