»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Mở bài:
Nơi nào có kiên trì, nơi đó có thành công; nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng. Hiểu rõ vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nhân dân ta đức kết câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
- Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Về nghĩa đen:
+ “Một cây”: một cái cây đơn độc.
+ “Ba cây”: nhiều cây, một rừng cây.
→ Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
– Về nghĩa bóng:
+ “Một cây”: một người lẻ loi, đơn độc.
+ “Ba cây”: nhiều người, nhóm người, tập thể, cộng đồng.
→ Nếu chỉ có một người lẻ loi, đơn độc làm việc thì không thể thành công. Nếu nhiều người cùng hợp sức lại, đoàn kết với nhau, nhất định làm việc sẽ thành công.
2. Bàn luận.
– Câu tục ngữ là lời răn dạy của ông cha ta về sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh tinh thần gắn kết của một tập thể. Nếu quá tự tin vào bản thân, tự cao, tự đại, tách mình ra khỏi tập thể, chúng ta sẽ thất bại. Nếu biết đoàn kết lại với nhau, cùng chung ý chí, nhất định chúng ta sẽ tháng lợi.
+ Con người không ai là hoàn hảo, không ai tốt về mọi mặt, có thể có lợi thế về công việc này nhưng lại yếu về công việc kia. Đó chính là lí do chúng ta cần có sự hợp tác, đoàn kết chung tay làm việc. Khi có sự đoàn kết, chúng ta sẽ có thể hỗ trợ nhau, bù trừ những khuyết điểm cho nhau, từ đó giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
+ Đoàn kết không chỉ giúp ta khắc phục khuyết điểm cho nhau mà nó còn giúp gia tăng thêm về sức mạnh, trí óc, kĩ năng… Từ đó làm cho tập thể đó ngày càng vững mạnh và phát triển.
+ Nếu trong tập thể không có sự đoàn kết thì sự kết nối giữa các thành viên sẽ rời rạc, không nhất quán trong quan điểm từ đó khiến cho công việc thêm khó khăn và xác suất thành công rất thấp. Cũng như vậy, nếu ta chủ quan, ích kỉ, cứng nhắc, chỉ thích làm việc một mình thì khó khăn sẽ tăng lên gấp bội và chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công việc không hiệu quả.
Dẫn chứng:
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”
– “Nhiều người chúng ta có thể làm được nhiều hơn là một số chúng ta, nhưng không ai trong chúng ta có thể làm được nhiều như tất cả chúng ta” (Tom Wilson).
– “Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta có thể tạo ra nhiều thứ.” (Helen Keller)
– Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại của dan tộc ta là minh chứng hùng hồn nhất cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
– Tinh thần đoàn kết của đàn kiến.
3. Bàn luận mở rộng:
– Biết đoàn kết, chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh để chiến thắng. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có một số người không có tinh thần đoàn kết. Họ luôn tìm cách chia rẽ tập thể, phá hoại tinh thần đoàn kết của mọi người, khiến mọi người hoài nghi lẫn nhau, từ đó dẫn đến thất bại. Những người như thế thật đáng lên án.
4. Bài học nhận thức và hành động.
– Đoàn kết mang lại sức mạnh cho tập thể. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
– Trong bất kì công việc nào, chúng ta đều cần phải chú ý đến sự kết nối, tình đoàn kết giữa các thành viên, luôn đồng cảm, hỗ trợ và nhường nhịn nhau trong mọi trường hợp,…
– Phê phán lối sống ích kỉ, chủ quan, cứng nhắc.
– Đoàn kết không có nghĩa là kết bề kéo cánh, tụ tập đám đông để thực hiện những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến xã hội
- Kết bài:
Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non…” giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hổ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đạp trong học tập và rèn luyện.