Tác giả Đỗ Trọng Khơi

tac-gia-do-trong-khoi

Tác giả Đỗ Trọng Khơi.

1. Tiểu sử.

– Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi.

– Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình).

– Năm lên 8 tuổi, đang học lớp 1 thì bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, dính khớp teo cơ và đến lớp 4 thì phải bỏ học vì bệnh nặng.

– Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách

2. Sự nghiệp.

– Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

– Ông đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Bác Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội

– Các tác phẩm tiêu biểu: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)…

–  Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học có giá trị. Ông cũng đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

3. Phong cách nghệ thuật.

Đỗ trọng khơi đã có những cách tân về nghệ thuật để tạo nên một phong cách rất riêng của mình. Chính cách tân và khát vọng nghệ thuật của người cầm bút khiến những tác phẩm của Đỗ Trọng Khơi vẫn mang một hương sắc khác biệt, không hòa lẫn trong một vườn thơ rực rỡ sắc màu đương đại.

Tuy nhiên, với Đỗ Trọng Khơi, sáng tạo, cách tân không đồng nghĩa với việc cắt đứt với thơ ca truyền thống. Cách tân là tiếp thu cái truyền thống đồng thời làm mới để tạo nên nét hiện đại cho truyền thống. Ông quan niệm học hỏi và sáng tạo chứ không phải bắt chước máy móc. Sáng tạo luôn đòi hỏi tài năng và bản lĩnh. Là một nhà thơ nghiêm túc, trách nhiệm với nghề ông đã chứng tỏ cho người đọc thấy sức sáng tạo dồi dào và năng lực của ngòi bút mình. Bằng những trải nghiệm trong sáng tác ông đã cho thấy tâm hồn nghệ sĩ ngấm vào da thịt mình

4. Nhận xét về nhà thơ.

Khi nói về thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.