Tệ nạn xã hội là gì? Làm thế nào để phòng chống các tệ nạn xã hội?

te-nan-xa-hoi-la-gi-lam-the-nao-de-phong-chong-cac-te-nan-xa-hoi

Tệ nạn xã hội là gì? Làm thế nào để phòng chống các tệ nạn xã hội?

I. Khái niệm.

  • Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi trái đạo đức , vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đến cuộc sống của mọi người.

II. Những nguyên nhân sa vào tệ nạn xã hội.

  • Ham chơi.
  • Đua đòi.
  • Cha mẹ quá nuông chiều con.
  • Cha mẹ buông lõng việc quản lý con .
  • Cha mẹ bất hòa , ly hôn.
  • Tò mò , hiếu động , muốn thử cho biết .
  • Bị rũ rê, dụ dỗ.
  • Thiếu suy nghĩ ; thiếu hiểu biết

III. Tác hại tệ nạn xã hội.

  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe , tinh thần , đạo đức ;
  • Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình ;
  • Làm rối loạn trật tự xã hội ;
  • Làm suy thoái giống nòi ;
  • Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
  • Phòng chống tệ nạn xã hội

IV. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định.

  • Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
  • Nghiêm cấm sản xuất, tàng trử, vận chuyển , mua bán , sử dụng , tổ chức sử dụng , lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy .
  • Người nghiện buộc phải đi cai nghiện .
  • Nghiêm cấm hành vi mại dâm , dụ dỗ , dẫn dắt mại dâm .
  • Trẻ em không được Đánh bạc , uống rượu , hút thuốc , dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc , uống rượu , hút thuốc , dụ dỗ , dẫn dắt trẻ em mại dâm.
  • Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

V. Để mình không sa vào các tệ nạn xã hội và đóng góp và phòng chống tệ nạn xã hội.

  • Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã hội…
  • Cố gắng để góp một phần nhỏ công sức của mình trong phòng chống tệ nạn như
  • Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích…
  • Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức.
  • Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý
  • Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn
  • Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.

 Tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối của mọi xã hội, mọi quốc gia. Phòng chống và loại bỏ tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng là trách nhiệm của mỗi con người.

Nghị luận: “Nói không với tệ nạn ma túy trong xã hội”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.