Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp

thuc-hanh-mot-so-phep-tu-tu-cu-phap.png

Thực hành một số phép tu từ cú pháp

I. PHÉP LẶP CÚ PHÁP.

1. Hãy xác định những câu có lặp kết cấu ngữ pháp trong các đoạn văn, thơ (sgk). Tác dụng của phép lặp đó.

a. Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp:

+ Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là…”, có kết cấu lặp như sau:

P (Thành phần phụ tình thái) + C (chủ ngữ) + V1 – V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau

+ Hai câu sau bắt đầu từ “Dân ta…”, có kết cầu lặp là: C + V (phụ ngữ chỉ đối tượng) + Tr (trạng ngữ). Trong đó : C (Dân ta) + V đã/lại đánh đổ (các xiềng xích…/chế độ quân chủ, +Tr: chỉ mục đích bắt dầu bằng quan hệ từ mà/để)

+ Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định của cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến

b. Đoạn thơ lặp cú pháp giữa 2 câu đầu và 3 câu sau:

+ Tác dụng: khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước.

c. Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp. Ba cặp lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. Tác dụng: biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc.

2. So sánh hiện tượng lặp cú pháp trong những câu văn xuôi ở BT 1 với các thể loại sau.

a. Tục ngữ:

Hai vế đối nhau chặt chẽ về số lượng từ, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế.

Vd: bán/mua (đều là từ đơn, đều là động từ).

b. Câu đối:

– Số tiếng ở hai câu bằng nhau. Phép lặp kết hợp với phép đối. đối từng tiếng, từ loại, nghĩa, trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng. Cụ thể theo mô hình sau:
CN(DT) VN(ĐT) Thành tố phụ của vị ngữ (dt – tt)

+ vế 1 cụ già ăn củ ấu non
+ vế 2 chú bé trèo cây đại lớn

– Trong đó: ấu vừa chỉ loại cây, vừa có nghĩa là non (non đồng nghĩa với ấu), trái nghĩa với già: đại vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là lớn (lớn đồng nghĩa với đại) và trái nghĩa với bé

c.Thơ đường luật: phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa( đặc biệt là giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú):

C1-V1 C2-V2

+ vế 1 Ta /dại Ta/ tìm nơi vắng vẻ
+ vế 2 người/ khôn người/ tới chốn lao xao

d/ Văn biền ngẫu:

– Phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tai trong một cặp câu (câu trong văn biền ngẫu có thể dài, không cố định về số tiếng)

* So sánh:

– Giống nhau: Các câu lặp lại đều phải có cấu trúc ngữ pháp giống nhau, đều có tác dụng

– Khác nhau:

+ Trong văn xuôi : số tiếng không bằng nhau , nhịp không cân xứng, không yêu cầu, khắt khe về đối giữa các câu

+ Còn trong Tục ngữ, Câu đối, Thơ Đường luật, Văn biền ngẫu, ngoài giống nhau về cấu trúc ngữ pháp còn phải có số tiếng bằng nhau, phải có sự phối hợp với phép đối rất chặt chẽ, khắt khe giữa các tiếng, từ loại, và nghĩa, nhịp phải cân xứng

3. Tìm trong các văn bản đã học (CT 12) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của nó

“Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn”

(Đất nước – Nguyễn đình Thi)

– Tác dụng: (hs nêu)

II. PHÉP LIỆT KÊ

1. Phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp theo mô hình khái quát sau kết cấu Hoàn cảnh thì giải pháp:

VD Không có mặc thì ta cho áo

Không có ăn thì ta cho cơm
Quan nhỏ thì ta thăng chức

+ Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

2. Phép lặp cú pháp (các câu có ngữ pháp giống nhau:

C – V (+ phụ ngữ chỉ đối tượng) phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt, vạch tên kẻ thù dân tộc. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp, dồn dập.

III. PHÉP CHÊM XEN

1. Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau về các mặt:

+ Vị trí và vai trò ngữ pháp: Tất cả các bộ phạn in đậm trong các bài tập a,b,c,d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích . Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó

+ Dấu câu tách biệt bộ phận đó:Chúng được tách ra nằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn (hoặc dấu gạch ngang)

+ Tác dụng: ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa chúng còn bổ sung thêm sắc thái về tình cảm,cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu (thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện. Vd trong bài tập (d), thành phần chêm xen nhấn mạnh tư cách pháp nhân của “chúng tôi”. những người tuyên bố nên độc lập của đất nước Việt Nam. Nhờ thành phần đó mà lời tuyên bố có tính chất đanh thép, có hiệu lực pháp lí và có độ thuyết phục cao

2. Viết đoạn văn:

“Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ Việt Bắc vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. ……

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.