Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

tinh-thong-nhat-ve-chu-de-cua-van-ban

Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I. Mỗi văn bản phải có tính nhất về chủ đề

– Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản.

– Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản có liên hệ mật thiết với tính mạch lạc và tính liên kết. Một văn bản không mạch lạc, không liên kết thì văn bản đổ không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

– Để viết được hay hiểu được một văn bản, cần xác định rồ chủ đề của văn bản. Chủ đề của văn bản được thể hiện hoặc cần được tìm hiểu trong đề bài, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và ở các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại.

II. Chủ đề của văn bản

1. Xét văn bản: Tôi đi học – Thanh Tịnh

Đọc lại văn bản “Tôi đi học”.

Tác giả đã nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?

Đó là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.

Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?

Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến không thể nào quên về tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên.

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?

Để bộc cảm xúc cảm mình về một kỷ niệm sâu sắc từ thuở thiếu thời. Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.

Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. Vậy chủ đề của văn bản này là gì?

Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì?

Xem ghi nhớ 1, Sgk/12

Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? ENB.

+ Nhan đề “Tôi đi học”.

+ Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần (Hôm nay ….đi học; Hằng năm ….).

– Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi luôn in sâu trong suốt cuộc đời?

(Hằng năm … lòng tôi lại náo nức; Tôi quên thế nào được, mỗi lần thấy mấy em nhỏ … lòng tôi lại thấy trong lòng rộn rã ….).

Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp học?

+ Trên đường đến trường.
+ Trên sân trường.
+ Trong giờ học.

Các chi tiết, các phương tiện ngôn ngữ trong văn bản đều tập trung khắc hoạ, tô đậm cảm giác của nhân vật “Tôi”. Đó chính là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

Chủ đề của văn bản “Tôi đi học”: Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

 * Ghi nhớ 1: Học Sgk/12.

III. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Căn cứ vào nhan đề văn bản “Tôi đi học ”, vào các từ ngữ và câu văn nói về tâm trạng náo nức, ngờ ngàng, cảm giác trong sáng của tác giả trong buổi đầu tiên đi học (thí dụ: Hôm nay tồi đi học. Hằng năm, cứ vào cuối thu… lòng tôi lại nao nức những kí niệm m<M man của buổi tựu trường, v.v.) khẳng định văn bản nói về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên.

Các fừ ngữ chứng tỏ tâm trạng náo nức, ngỡ ngàng, cảm giác trong sáng in sâu troiig lòng tác giả, nhân vật tôi trong suốt cuộc đời: hăng năm lòng tôi lại nao nức, tôi quên thế nào được, mỗi lần thấy mẩy em nhổ… lòng tôi lại tưng bừng rộn rã …

Các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của tác giả:

– Khi đi cùng mẹ đến trường: con đường quen đi lại lắm lần nay thấy lạ, cảnh vật xung quanh đều thay đổi; trước thích lội qua sông, đi thả diều, đi ra đồng nô đùa… nay đi học, thấy mình trang trọng và đứng đắn trong bộ quần áo mới, cố làm ra vẻ như một học trò thực sự tay bặm ghì hai quyển sách, đòi mẹ cầm bút thước, thèm được như mấy cậu nhỏ …          ‘

Khi quan sát ngôi trường thấy khác trước: cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong lùng, xinh xắn, oai nghiêm như đình lùng Hoù Ap, sân rộng h(fn, mình cao him … khiến lòng đâm ra lo sự vẩn vơ.

Nhìn bạn bè như mình đang bỡ ngỡ đứng nép bên người thân như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng, muốn bay nhưng cồn ngập ngừng e sự, nhìn các trò lớn mà thèm, nghe trống thúc thấy trơ vơ, toàn thân run run, được mọi người nhìn đã lúng túng còn lúng túng h(ỉn,… nghe đọc tên tim ngừng đập, thấy giật mình và lúng túng

Khi xếp hàng vào lớp, rời bàn tay người thân: thấy nặng nề, các bạn khóc mình cũng dúi đầu vào lòng mẹ nức nà khóc theo

Trong lớp học: cảm thấy xa mẹ, nhớ nhà khác với trước đây khi đi chơi không có cảm giác đó.

Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thông nhất về chủ đề của văn bản có liên hệ mật thiết với lính mạch lạc và tính liên kết. Một văn bản không’mạch lạc, không liên kết thì văn bản đó không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

Để viết được hay hiểu được một văn bản, cần xác định rõ chủ đề của văn bản. Chủ đề của văn bản được thể hiện hoặc cần được tìm hiểu trong đề bài, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và ở các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại.

IV. Luyện tập:

Bài tập 1:

Văn bản “Rừng cọ quê tôi” nói về cây cọ ở vùng Sông Thao, quê hương tác giả.

– Thứ tự trình bày: miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó giữa cây cọ với người dân Sông Thao.

– Khó thay đổi trật tự sắp xếp vì các phần được bố trí theo một ý đồ đã định. Các ý này đã rành mạch, liên tục, có thể đổi vị trí của ý 2 và ý 3 cho nhau.

– Chủ đề của văn bản: vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi

– Chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản: qua nhan đề của văn bản: “Rừng cọ quê tôi” và các ý của văn bản miêu tả hình dáng, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây với người.

– Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần: rừng cọ, lá cọ và các ý lớn trong phần thân bài:

+ Miêu tả hình dáng của cây cọ

+ Nêu lên sự găn bó mật thiết giữa cây cọ với nhân vật tôi.

+ Các công dụng của cây cọ đôi với cuộc sống

Bài tập 2:

Căn cứ vào chủ đề của văn bản, có thể thấy ý b và d làm cho bài viết lạc đề vì nó không phục vụ cho việc chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”.

Bài tập 3:

Có những ý lạc đề, không cần thiết vì không phục vụ cho việc phân tích dòng cảm xúc thiết tha của nhân vật “tôi” trong văn bản trên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.