Nội dung bài viết:
Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa)
I – TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.
2. Trong những câu sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
3. Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?
trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
II – THÀNH NGỮ
1. Ôn lại khái niệm thành ngữ.
2. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
b) đánh trống bỏ dùi
c) chó treo mèo đậy
d) được voi đòi tiên
e) nước mắt cá sấu
Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
3. Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
4. Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
III – NGHĨA CỦA TỪ
1. Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.
2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.
b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.
c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công.
d) Nghĩa của từ mẹ không có phần chung với nghĩa của từ bà.
3. Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
Độ lượng là:
a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
IV – TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
1. Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
* Soạn bài:
Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng)
I. Từ đơn và từ phức
Câu 1:
– Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn
– Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
Câu 2:
– Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
– Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Câu 3:
– Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đem đẹp, nho nhỏ…
– Từ láy tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh…
II. Thành ngữ
Câu 1: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
Câu 2:
– Tổ hợp là thành ngữ là:
+ Đánh trông bỏ dùi: là làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lai muốn cái khác hơn.
+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót, thông cảm giả tạo nhằm đánh lừa người khác.
– Tổ hợp là tục ngữ là:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tối thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ.
+ Chó treo mèo đậy: Nêu cách chống chó mèo ăn vụng thức ăn. Nghĩa là với chó thì phải treo (chó không biết trèo như mèo), còn mèo thì phải đậy lại (mèo yếu hơn chó, nếu dùng vật nặng chẹn lên thì mèo không cậy được)
Câu 3:
– Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Nuôi ong tay áo: giúp đỡ, che chở một kẻ sau sẽ phản bội mình.
+ Thẳng ruột ngựa: nghĩ thế nào nói thế, không giấu giếm, nể nang.
– Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.
+ Cưỡi ngựa xem hoa: làm qua loa.
– Đặt câu:
+ Nó trông thế thôi, chứ tính thẳng như ruột ngựa ấy mà.
+ Cậu phải viết ngắn gọn lại, chứ dây cà ra dây muống thế này không được.
+ Tôi muốn các bạn làm việc thật chăm chỉ và có trách nhiệm, không phải kiểu cưỡi ngựa xem hoa cho xong việc.
Câu 4:
“Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
III. Nghĩa của từ
Câu 1: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
Câu 2:
– Cách hiểu (a) đúng.
– Cách hiểu (b) không đúng vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác với nghĩa của từ bố ở nét nghĩa “người phụ nữ”.
– Cách hiểu (c) không đúng vì nghĩa của từ mẹ trong câu Thất bại là mẹ của thành công có sự thay đổi theo phương thức ẩn dụ.
– Cách hiểu (d) không đúng vì nghĩa của từ mẹ có nét nghĩa chung với nghĩa của từ bà là “người phụ nữ”.
Câu 3:
– (a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ (độ lượng).
– (b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1:
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
– Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
– Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Câu 2: Từ “hoa” trong “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.